Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ Văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông

Số trang: 123      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 123,000 VND Tải xuống file đầy đủ (123 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ Văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông nhằm góp phần khẳng định tính thực thi của việc nâng cao năng lực cảm thụ của HS trong giờ dạy học văn. Đồng thời tìm ra những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ Văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒNG THỊ THUẬNChuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn vănMã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đức Ân suốt thời gian qua đã tận tìnhchỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm TP. HCM đãhết lòng giảng dạy chúng tôi trong suốt khóa học. Xin cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học -Trường Đại học Sư phạm TP. HCM; Sở Giáo Dục và Đào Tạo; Ban Giám Hiệu, cácgiáo viên Tổ Văn và học sinh các trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Ba Tri vàTHPT Mỹ Chánh - Bến Tre; gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệttình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT- GV : Giáo viên.- HS : Học sinh.- THCS : Trung học cơ sở.- THPT : Trung học phổ thông.- SGK : Sách giáo khoa.- PP : Phương pháp.- BP : Biện pháp. DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 3.1. Kết quả dạy thực nghiệm............................................................. 101Bảng 3.2. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng............................................ 101Bảng 3.3. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng.... 102Bảng 3.4. Kết quả dạy thực nghiệm............................................................. 102Bảng 3.5. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng............................................ 102Bảng 3.6. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng.... 103Bảng 3.7. Kết quả dạy thực nghiệm............................................................. 103Bảng 3.8. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng............................................ 103Bảng 3.9. Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng.... 104Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng104Bảng 3.11. So sánh kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng . 104Bảng 3.12. Xếp loại, đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng............................................................................................ 105 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ vừa qua, trong bối cảnh đất nướcchuyển động theo đường lối đổi mới, nền giáo dục đã tiến hành cuộc cải cách lần thứba, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ sâu rộng trên chặng đường phát triển. Xuất pháttừ việc đổi mới tư duy lí luận, kể từ đây, chúng ta có nhận thức mới về vai trò, tácdụng của sự nghiệp giáo dục đối với công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.Liên tiếp qua các nhiệm kỳ Ban chấp hành Trung ương các khóa VII, VIII, IX, Đảngđã tổ chức Hội nghị chuyên đề, đề ra những nghị quyết về văn hóa giáo dục. Điểmnổi bật của quan điểm, đường lối đổi mới này là giáo dục được xác định làm “quốcsách hàng đầu”, trở thành “một lực lượng sản xuất quan trọng”, và là một bộ phậnchủ yếu của “nền kinh tế tri thức. Trên cơ sở của quan điểm, đường lối chung vềgiáo dục, Luật Giáo dục được Nhà nước ban hành mở ra phương hướng phát triển củagiáo dục khi dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới. Có thể nói chưa bao giờtrong lịch sử nước nhà, vai trò của giáo dục với sứ mệnh cao quí là đào tạo nguồnnhân lực cho đất nước lại được sự quan tâm của xã hội toàn diện và sâu rộng đến nhưvậy. Vì thế, để thực sự tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc, hoạt động củaguồng máy giáo dục phải được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và khách quan.Thành tựu của nền giáo dục phải gắn với quá trình xây dựng, phát triển của đất nước.Trải qua chặng đường lịch sử hơn 60 năm, nhà trường trong giai đoạn vừa qua đã cóphần đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước. Bằng tất cả sự nổ lực,sáng tạo, chúng ta đã xây dựng hệ thống giáo dục hoàn thiện, góp phần nâng cao dântrí, tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ để đảm đương vai trò của mình trên cáclĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Nhờ vây, chúng ta tự hào có một nền giáo dục tiếnbộ, phát triển, được dư luận thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên, đặt vào điều kiện hiện nay của tình hình kinh tế-xã hội khi thựchiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cương lĩnh xây dựng và phát triểnđất nước do Đảng đề ra, trong bối cảnh hội nhập giao lưu quốc tế và toàn cầu hóa, tr-ước đà tiến bộ c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: