Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.91 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học, thông qua đó đề xuất một số giải pháp trong công tác đào tạo giáo viên tiểu học để góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục tiểu học tại quận Tân Bình trong giai đoạn sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH _______________________ Nguyễn Thị HạnhTHỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠNXin trân trọng cảm ơn: - Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Ban lãnh đạo và cán bộ chuyên viên Phòng giáo dục đào tạo quận Tân Bình, quận Tân Phú. - Các phòng ban thuộc Đại học Sư phạm, đặc biệt là phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học. - Các thầy cô khoa Tâm lí-Giáo dục, các giảng viên đã giảng dạy khóa 16 QLGD trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2005–2008). - Ban Giám Hiệu và Giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Bình và quận Tân Phú. Đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ, hướng dẫn, cộng tác đểchúng tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả mong muốn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đếnPGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIỀU , người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡvà hướng dẫn chu đáo để tác giả hoàn thành bản luận văn này. Tân Bình, ngày 6 tháng 2 năm 2009 Tác giả NGUYỄN THỊ HẠNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTCBQL : cán bộ quản líCĐSP : cao đẳng sư phạmCNTH : cử nhân tiểu họcCNTT : công nghệ thông tinCSVC : cơ sở vật chấtĐHSP : đại học sư phạmGDĐT : giáo dục đào tạoGDTH : giáo dục tiểu họcGVTH : giáo viên tiểu họcGV : giáo viênHS : học sinhNL : năng lựcNVSP : nghiệp vụ sư phạmPGD : phòng giáo dụcPPDH : phương pháp dạy họcPP : phương phápSP : sư phạmQL : quản líQLGD : quản lí giáo dụcQLGD& ĐT : quản lí giáo dục và đào tạoTCGD : tạp chí giáo dụcTHCS : trung học cơ sởTHSP : trung học sư phạmĐLTC : độ lệch tiêu chuẩnF : tần sốP : hệ số tương quanNVSP : nghiệp vụ sư phạmTB : trung bình MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Giáo dục phát triển không ngừng và là một trong những động lực cơ bản phát triển kinh tế xãhội. Nhận định về triển vọng kinh tế xã hội châu Á thế kỉ hai mươi mốt, từ năm 1993 UNESCO đãkhẳng định: “Giáo dục là chìa khóa tiến tới một xã hội tốt hơn, là đòn bẩy mạnh mẽ nhất tiến vàotương lai ”. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục là lực duy trì khả năng cạnh tranh về nhiềumặt giữa các quốc gia. Sự phát triển của kinh tế đã luân chuyển các nguồn vốn, công nghệ, nhân lực vàtạo ra sản phẩm xã hội có giá trị cao, tỉ lệ với chất xám đầu tư vào sản phẩm đó. Trong nền kinh tế này,tài sản được tính đến là trí tuệ và được gọi là nền kinh tế tri thức. Cùng với kinh tế tri thức, các thànhtựu của khoa học và công nghệ đã làm biến đổi sâu sắc nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội,giáo dục, cách sống, cách làm việc... của con người và các quan hệ xã hội. Ngoài việc là động lực cho phát triển kinh tế, giáo dục còn là điểm tựa cho công bằng xã hộivà qua giáo dục, mỗi cá nhân nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình bằng tri thức và khả năng sáng tạo. Nền kinh tế tri thức toàn cầu đặt ra yêu cầu nước ta phải cấp bách đổi mới giáo dục và đào tạovới mục tiêu “đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển... tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa...rút ngắn thời gian so với các nước đi trước..”.Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 của Nhà nước Việt Nam đã đề ra sứ mạng mớicủa giáo dục là “đào tạo người có trình độ chuyên môn cao, người công dân có trách nhiệm, có nhânlực tư duy, có tinh thần tạo nghiệp, giữ gìn và thúc đẩy những giá trị xã hội.” Trong quá trình thực hiện sứ mạng giáo dục, vai trò của mỗi cấp học có những giá trị quantrọng khác nhau. Tiểu học là bậc học nền tảng của giáo dục quốc dân, “nhằm giúp học sinh hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ vàcác kĩ năng cơ bản... ” trong đó “Giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục”. [38,phần IV] Để đáp ứng được yêu cầu mới, giáo dục Việt Nam phải quan tâm đặc biệt đến yếu tố chấtlượng, nhất là chất lượng người thầy. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng tác động mạnh mẽlên tiến trình đổi mới giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: