Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài toán Hóa học có phương pháp giải nhanh làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Hóa học 10 – chương trình Nâng cao nhằm xây dựng hệ thống câu hỏi và bài toán Hóa học có phương pháp giải nhanh làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra, đánh giá kiến thức hoá học HS lớp 10 (chương trình nâng cao) góp phần đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của HS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài toán Hóa học có phương pháp giải nhanh làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Hóa học 10 – chương trình Nâng cao BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị TòngXÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TOÁN HÓA HỌC CÓ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH LÀM CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN Hóa học 10 – chương trình nâng cao Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRANG THỊ LÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CÁM ƠN Đề tài hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của quí thầy cô khoahóa trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ chí Minh, đặc biệt là nhờ sự giúpđỡ nhiệt tình của TS. Trang Thị Lân Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trang Thị Lân đã dànhnhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, đọc bản thảo, bổ sung và giúp đỡtôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn . Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quí thầy cô trongkhoa và phòng quản lí khoa học - trường Đại học sư phạm TP. Hồ chíMinh đã có những ý kiến đóng góp quí báu trong quá trình tôi hoàn thànhluận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, tập thể giáoviên và học sinh các trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, trường Bồidưỡng văn hoá ngoài giờ 218 Lí Tự Trọng đã giúp đỡ tôi trong quátrình thực nghiệm sư phạm để hoàn thành luận văn . Sau cùng tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạnbè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôitrong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn . TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị TòngDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DD : Dung dịch đ : đặc ĐC : Đối chứng ĐKTC : Điều kiện tiêu chuẩn GD – ĐT :Giáo dục- Đào tạo GS : Giáo sư GV : Giáo viên HH : Hóa học HS : Học sinh HTTH : Hệ thống tuần hoàn k : khí KT – ĐG : Kiểm tra- đánh giá l : loãng NXB : Nhà xuất bản PP : Phương pháp PTHH : Phương trình hoá học PƯ : Phản ứng r : rắn SGK : Sách giáo khoa TN : Thực nghiệm to : nhiệt độ THPT : Trung học phổ thông TNKQ : Trắc nghiệm khách quan TNTL : Trắc nghiệm tự luận MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Để tiến kịp và hoà nhập với nền giáo dục thế giới, nhiều năm nay cả nước tađang tiến hành công cuộc đổi mới nền giáo dục trên các lĩnh vực: xác định lại mụctiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung và thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá. Trongđó KT-ĐG thành quả học tập của HS đóng vai trò rất quan trọng. Lâu nay, ở nước ta người dạy thường kiểm tra, đánh giá bằng PP luận đề. Tuynhiên, PP kiểm tra này có nhiều hạn chế. KT-ĐG kết quả học tập của HS bằng TNKQ,đặc biệt là hình thức TNKQ nhiều lựa chọn ra đời khắc phục được những yếu điểmcủa PP kiểm tra luận đề. Khối lượng kiến thức được kiểm tra lớn, không phụ thuộc vàochủ quan của người chấm, hạn chế được khả năng quay cóp, gian lận trong khi làm bàicủa HS. Việc chấm bài nhanh chóng, chính xác vì hiện nay có những phần mềm máytính chuyên biệt để chấm và xử lí kết quả của bài TNKQ. Hầu hết bài toán áp dụngtrong TNKQ là các bài có thể giải nhanh nên năng lực tư duy và trí thông minh của HSsẽ phát triển. Do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng PP KT-ĐG bằng TNKQ ở cácmôn Toán, Lí, Hoá, Sinh, Anh Văn trong kì thi Tốt nghiệp THPT và đại học năm học2006-2007, tiến tới sẽ áp dụng cho những môn khác nữa. Để KT-ĐG bằng TNKQ đạt hiệu quả thì cần phải nghiên cứu thật kỹ các kĩ thuậtcủa trắc nghiệm. Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và bài toán cóphương pháp giải nhanh thật phong phú đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra. Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, xây dựng hệ thống câuhỏi trắc nghiệm để KT-ĐG kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm môn hoáhọc của HS. Số lượng các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Một số đề tàinghiên cứu về xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để KT-ĐG kiến thức hoá họccủa HS lớp 10, 11, lớp 12 nhưng được biên soạn theo chương trình SGK cũ. So vớichương trình cũ, nội dung chương trình của bộ SGK hoá học mới có nhiều sự thay đổi,nhiều kiến thức mới được đưa vào … Là GV dạy bộ môn hoá học ở trường THPT, tôi rất quan tâm đến vấn đề đổi mớiPP dạy học, đổi mới KT-ĐG. Chúng tôi muốn có ...