Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội từ năm 2010 đến 2013
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 413.46 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của đề tài là xác định thực trạng một số chỉ số hình thái - thể lực và chức năng sinh lý của sinh viên K43 Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội từ năm 2010-2013; đánh giá mức độ phát triển thể chất của sinh viên K43 trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội sau bốn năm học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội từ năm 2010 đến 2013 MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên con đường đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước để theo kịp và hội nhập kinh tế với các nước trên thếgiới. Điều này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào đủ năng lực trí tuệ,xã hội phải có những con người có trình độ học vấn, hiểu biết mọi lĩnh vực.Đào tạo ra những con người có sức khỏe, có trình độ cao về khoa học kĩ thuậtvà công nghệ đáp ứng được yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ của ngành giáodục. Vì thế nghị quyết TW2 khóa VIII năm 1996 và các nghị quyết, văn kiệncủa Đảng trong các kì đại hội đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là nhân tốquyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đàotạo là đầu tư cho phát triển” do đó mục tiêu của giáo dục và đào tạo ở nước tađã xác định là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chấtvà năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Điều 2-luật giáo dục 2012]. Vì vậy việc nâng cao sức khỏe thể chất cho thanh niên sẽgóp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội. “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thầnvà xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh hoặc tật nguyền”(WHO). Như vậy, một cơ thể khỏe mạnh trước hết phải có thể chất tốt, sứckhỏe về mặt thể chất phản ánh một phần thực trạng sức khỏe nói chung và đặcbiệt liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động và thẩm mỹ của con người. Dođó vấn đề phát triển thể chất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên là một trong nhữngvấn đề được quan tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con ngườicủa mỗi quốc gia. “Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dụcnhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông quacác bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện cho học sinh, sinh viên” [Điều 20, Mục 2 - Luật Thể dục, thể thao 2006].Để đạt được những mục tiêu này, vai trò cũng như chất lượng của giáo viêngiáo dục thể chất trong nhà trường là một yếu tố hết sức quan trọng, nhiệm vụcủa giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất là hướng dẫn học sinh thamgia các bài tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe đồng thời phát hiện, đào tạocác vận động viên năng khiếu. Từ sau năm 1975 đến nay đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu trênđối tượng sinh viên chuyên ngành Thể dục thể thao. Tuy nhiên những nghiên cứudọc về hình thái - thể lực của sinh viên sư phạm Thể dục thể thao giai đoạn từ 18đến 21 tuổi chưa nhiều. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường Đại học sưphạm TDTT Hà Nội từ năm 2010-2013” nhằm đạt các mục tiêu sau: - Xác định thực trạng một số chỉ số hình thái - thể lực và chức năngsinh lý của sinh viên K43 Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nộitừ năm 2010-2013. - Đánh giá mức độ phát triển thể chất của sinh viên K43 trường Đại họcsư phạm Thể dục thể thao Hà Nội sau bốn năm học tập. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI - THỂ LỰC, CHỨC NĂNG SINHLÍ CƠ THỂ NGƯỜI1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Hình thái và thể lực là những đặc điểm sinh học quan trọng, phản ánhmột phần thực trạng sức khỏe và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả năng laođộng của con người. Vì vậy, đã từ lâu hình thái - thể lực được các nhà y học,hình thái học quan tâm nghiên cứu. Quyển sách đầu tiên viết về sự tăng trưởng chiều cao ở người(Wachstum der Menschen in die Lange) của A.Stoeller được xuất bản ởMagdeburg (Đức) vào năm 1729. Tuy nhiên, trong cuốn sách này chưa có cácsố liệu đo đạc cụ thể. Nghiên cứu về sự tăng trưởng ở người thực sự đượctrình bày trong luận án tiến sĩ của Christian Friedrich Jumpert ở Halle (Đức)năm 1754, trong đó trình bày các số liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao đứngvà các chỉ tiêu sinh học khác của một loạt bé trai, bé gái và thanh niên từ 1-25tuổi tại các trại mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác trên nước Đức.Công trình này được xem là nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻem [dẫn theo 30]. Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đứng được thực hiện bởiPhilibert Guénneau de Monbeilard trên con trai của mình từ năm 1759 đếnnăm 1777. Trong 18 năm liên tục, cậu bé được đo 2 lần mỗi năm, cách nhau 6tháng. Đây là một trong số những nghiên cứu tốt nhất đã được tiến hành chođến nay và được trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thếkỷ XIX [dẫn theo 17]. Người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại là nhà nhân trắc họcngười Đức Rudolf Martin. Vào năm 1919, Rudolf Martin đã đề xuất cácphương pháp và dụng cụ đo đạc kích thước cơ thể người một cách hệ thốngqua hai tác phẩm “Giáo trình về nhân học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể vàxử lí thống kê” [dẫn theo 22]. Từ đó đến nay Nhân trắc học đã trở thành mộtmôn khoa học độc lập và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnhvực khác nhau như:tìm hiều các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộngđồng người (trong nhân chủng học), xác định những biến đổi hình thái cơ thể,bệnh lý (trong y học), thiết kế công nghiệp (trong ecgonomi). Năm 1925, R. Martin đưa ra phương pháp đánh giá mới về thể lực. Ônglập bảng chuẩn nhiều đặc điểm hình thái cơ thể, đối với mỗi đặc điểm lại chialàm nhiều loại. Phương pháp này sau đó được Stephenco bổ sung, ông coichiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là ba đặc điểm biến đổi độc lập trongkhi thực tế chỉ có chiều cao đứng là biến đổi độc lập còn cân nặng và vòngngực thì biến đổi phụ thuộc vào chiều c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội từ năm 2010 đến 2013 MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên con đường đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước để theo kịp và hội nhập kinh tế với các nước trên thếgiới. Điều này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào đủ năng lực trí tuệ,xã hội phải có những con người có trình độ học vấn, hiểu biết mọi lĩnh vực.Đào tạo ra những con người có sức khỏe, có trình độ cao về khoa học kĩ thuậtvà công nghệ đáp ứng được yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ của ngành giáodục. Vì thế nghị quyết TW2 khóa VIII năm 1996 và các nghị quyết, văn kiệncủa Đảng trong các kì đại hội đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là nhân tốquyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đàotạo là đầu tư cho phát triển” do đó mục tiêu của giáo dục và đào tạo ở nước tađã xác định là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chấtvà năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Điều 2-luật giáo dục 2012]. Vì vậy việc nâng cao sức khỏe thể chất cho thanh niên sẽgóp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội. “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thầnvà xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh hoặc tật nguyền”(WHO). Như vậy, một cơ thể khỏe mạnh trước hết phải có thể chất tốt, sứckhỏe về mặt thể chất phản ánh một phần thực trạng sức khỏe nói chung và đặcbiệt liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động và thẩm mỹ của con người. Dođó vấn đề phát triển thể chất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên là một trong nhữngvấn đề được quan tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con ngườicủa mỗi quốc gia. “Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dụcnhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông quacác bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện cho học sinh, sinh viên” [Điều 20, Mục 2 - Luật Thể dục, thể thao 2006].Để đạt được những mục tiêu này, vai trò cũng như chất lượng của giáo viêngiáo dục thể chất trong nhà trường là một yếu tố hết sức quan trọng, nhiệm vụcủa giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất là hướng dẫn học sinh thamgia các bài tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe đồng thời phát hiện, đào tạocác vận động viên năng khiếu. Từ sau năm 1975 đến nay đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu trênđối tượng sinh viên chuyên ngành Thể dục thể thao. Tuy nhiên những nghiên cứudọc về hình thái - thể lực của sinh viên sư phạm Thể dục thể thao giai đoạn từ 18đến 21 tuổi chưa nhiều. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường Đại học sưphạm TDTT Hà Nội từ năm 2010-2013” nhằm đạt các mục tiêu sau: - Xác định thực trạng một số chỉ số hình thái - thể lực và chức năngsinh lý của sinh viên K43 Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nộitừ năm 2010-2013. - Đánh giá mức độ phát triển thể chất của sinh viên K43 trường Đại họcsư phạm Thể dục thể thao Hà Nội sau bốn năm học tập. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI - THỂ LỰC, CHỨC NĂNG SINHLÍ CƠ THỂ NGƯỜI1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Hình thái và thể lực là những đặc điểm sinh học quan trọng, phản ánhmột phần thực trạng sức khỏe và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả năng laođộng của con người. Vì vậy, đã từ lâu hình thái - thể lực được các nhà y học,hình thái học quan tâm nghiên cứu. Quyển sách đầu tiên viết về sự tăng trưởng chiều cao ở người(Wachstum der Menschen in die Lange) của A.Stoeller được xuất bản ởMagdeburg (Đức) vào năm 1729. Tuy nhiên, trong cuốn sách này chưa có cácsố liệu đo đạc cụ thể. Nghiên cứu về sự tăng trưởng ở người thực sự đượctrình bày trong luận án tiến sĩ của Christian Friedrich Jumpert ở Halle (Đức)năm 1754, trong đó trình bày các số liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao đứngvà các chỉ tiêu sinh học khác của một loạt bé trai, bé gái và thanh niên từ 1-25tuổi tại các trại mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác trên nước Đức.Công trình này được xem là nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻem [dẫn theo 30]. Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đứng được thực hiện bởiPhilibert Guénneau de Monbeilard trên con trai của mình từ năm 1759 đếnnăm 1777. Trong 18 năm liên tục, cậu bé được đo 2 lần mỗi năm, cách nhau 6tháng. Đây là một trong số những nghiên cứu tốt nhất đã được tiến hành chođến nay và được trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thếkỷ XIX [dẫn theo 17]. Người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại là nhà nhân trắc họcngười Đức Rudolf Martin. Vào năm 1919, Rudolf Martin đã đề xuất cácphương pháp và dụng cụ đo đạc kích thước cơ thể người một cách hệ thốngqua hai tác phẩm “Giáo trình về nhân học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể vàxử lí thống kê” [dẫn theo 22]. Từ đó đến nay Nhân trắc học đã trở thành mộtmôn khoa học độc lập và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnhvực khác nhau như:tìm hiều các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộngđồng người (trong nhân chủng học), xác định những biến đổi hình thái cơ thể,bệnh lý (trong y học), thiết kế công nghiệp (trong ecgonomi). Năm 1925, R. Martin đưa ra phương pháp đánh giá mới về thể lực. Ônglập bảng chuẩn nhiều đặc điểm hình thái cơ thể, đối với mỗi đặc điểm lại chialàm nhiều loại. Phương pháp này sau đó được Stephenco bổ sung, ông coichiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là ba đặc điểm biến đổi độc lập trongkhi thực tế chỉ có chiều cao đứng là biến đổi độc lập còn cân nặng và vòngngực thì biến đổi phụ thuộc vào chiều c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chức năng sinh lý Phức năng sinh lý Khả năng lao động Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực con ngườiGợi ý tài liệu liên quan:
-
26 trang 285 0 0
-
26 trang 86 0 0
-
23 trang 80 0 0
-
86 trang 79 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đặc điểm hình thành các hợp chất Nito trong nước dưới đất khu vực Hà Nội
131 trang 39 0 0 -
111 trang 32 0 0
-
89 trang 30 0 0
-
26 trang 30 0 0
-
86 trang 30 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền
173 trang 29 1 0