Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu sự thích ứng với lũ lụt và hạn hán trong sản xuất sắn của nông hộ tại địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tình hình sản xuất sắn của ở hai điểm xã Tịnh Hà xã Tịnh Hiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; Tìm hiểu diễn biến các loại hình thiên tai, tần suất xuất hiện và tác động của nó đối với hoạt động sản xuất sắn ở các điểm nghiên cứu; Đánh giá các hoạt động thích ứng với lũ lụt và hạn hán trong sản xuất sắn của các cơ quan chức năng và nông hộ ở các điểm nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu sự thích ứng với lũ lụt và hạn hán trong sản xuất sắn của nông hộ tại địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông tin tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lương Đình TiếnPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn. Trước hết cho phép tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - TS. Nguyễn Viết Tuân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này! Cảm ơn: Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Huế; Phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế; Lãnh đạo và tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn; cùng các thầy cô giáo đã tận tình trong việc truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cảm ơn quý cấp lãnh đạo và cán bộ: Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Tịnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật huyện Sơn Tịnh, UBND xã Tịnh Hiệp, UBND xã Tịnh Hà, Hội Nông dân 02 xã, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, và bà con nông hộ sản xuất sắn tại các xã nghiên cứu đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý cấp lãnh đạo, cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu; cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp; cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và các bạn cùng khóa học đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lương Đình TiếnPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Đề tài: “Nghiên cứu sự thích ứng với lũ lụt và hạn hán trong sản xuất sắn của nông hộ tại địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm tìm hiểu điều kiện tự nhiên, đặc điểm và hoạt động sản xuất sắn của các nông hộ ở các điểm nghiên cứu. Trên cơ sở các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống giảm nhẹ thiên tai của các ngành chức năng, các cấp chính quyền địa phương và nông hộ, đề tài nghiên cứu các giải pháp về công tác tổ chức, chỉ đạo sản xuất sắn của các cơ quan chức năng; những kinh nghiệm thực tiễn, quá trình tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật của các nông hộ trong hoạt động sản xuất sắn; phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất và thu nhập của nông hộ, kết quả trồng sắn trên các vùng đất khác nhau, đánh giá mức độ thiệt hại do lũ lụt , hạn hán gây ra, đề xuất hướng đầu tư thâm canh đối với cây sắn phù hợp với điều kiện của từng vùng; Xác định yếu tố ảnh hưởng nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng để có biện pháp thích ứng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sắn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn các giải pháp thích ứng tốt nhất trong chỉ đạo, khuyến khích nông hộ, phát triển sản xuất sắn theo hướng tập trung chuyên canh. Quá trình nghiên cứu, tôi thấy có 04 nhóm hoạt động thích ứng đã được các cơ quan chức năng và nông hộ thực hiện trong sản xuất sắn nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sắn; phòng tránh lũ lụt và hạn hán, đó là: Điều chỉnh thời vụ sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi và chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cụ thể: - Việc điều chỉnh thời vụ có ý nghĩa trong công tác phòng tránh lũ lụt, hạn hán để bảo vệ cho cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, cho năng suất, sản lượng và chất lượng cao, đồng thời giải quyết được áp lực về công lao động; - Chuyển đổi cơ cấu giống và quản lý các nguồn giống hợp lý là giải pháp quan trọng nhằm rút ngắn được thời gian sản xuất, hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra; - Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ lợi có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động SXNN trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc đầu tư các công trình thủy lợi chỉ phục vụ tưới cho cây lúa và cây lạc hoặc các cây rau màu khác xen sắn, vì nguồn nước không đủ tưới cho sắn đại trà. Các công trình này có ý nghĩa thoát nước chống lũ trên địa bàn. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác; đầu tư thâm canh để cây sắn có điều kiện phát triển tốt, tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện ngoại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: