Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Tây Ninh

Số trang: 150      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.89 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng tài nguyên và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch Tây Ninh theo đánh giá của du khách; đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch Tây Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Tây Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------- LÊ THÀNH CÔNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH TÂY NINHLUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN THÔNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------- LÊ THÀNH CÔNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN THÔNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế phát triển và PhòngQuản lý – Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bịcho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, phục vụ công tác vàcuộc sống. Tôi chân thành cám ơn Tiến sĩ Trần Văn Thông đã tận tình hướng dẫn tôi thựchiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, dưới sự hướng dẫn khoahọc của Thầy, tôi đã học hỏi được những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học bổích. Vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốtnghiên cứu của mình. Người viết, Lê Thành Công 1 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu trong luận văn này là trung thực. Nội dung công trình nghiên cứu nàychưa từng được ai công bố. Lê Thành Công 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với tiềm năng du lịchkhá phong phú, có những nét đặc sắc riêng, tiêu biểu là các di tích vàdanh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Tòa ThánhCao Đài, Căn Cứ Trung Ương Cục Miền Nam… Chính vì vậy, Tây Ninhcó thể tạo nên sức thu hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hiện trạng của du lịch Tây Ninh hiện nay còn nhiều hạnchế, còn nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết, bởi những hoạt độngcủa du lịch chưa mang lại những giá trị thiết thực đối với lợi ích của cộngđồng và tăng doanh thu cho ngân sách địa phương. Điều này đã chứng tỏrằng “tiềm năng du lịch Tây Ninh vẫn còn là… tiềm năng” Từ những nhận định nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnhhưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Tây Ninh”. Mặc dù đề tài chỉgiới hạn trong phạm vi hẹp, nhưng tác giả hy vọng rằng sẽ góp phần vàosự phát triển chung của ngành du lịch, cũng như từ đề xuất các giải phápdựa trên những cơ sở đánh giá khoa học để có thể góp phần nhỏ bé vàophát triển du lịch Tây Ninh, vốn là tiềm năng sẵn có của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn xác định các mục tiêu sau đây: - Đánh giá hiện trạng tài nguyên và hiện trạng phát triển sản phẩmdu lịch của tỉnh Tây Ninh. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịchTây Ninh theo đánh giá của du khách. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch Tây 3Ninh. 3. Giới hạn đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu sự đánh giá của khách du lịch trongnước và nước ngoài đối với sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh. Địa bàn nghiên cứu: các khu vực phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh. Luận văn sử dụng số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2005 đếnnăm 2010 và định hướng đến 2015 của ngành du lịch Tây Ninh. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1 Trên thế giới Nghiên cứu du lịch có 3 hướng là nghiên cứu phương pháp luận,phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứutổ chức lãnh thổ (không gian) du lịch. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về đánh giácác tổng thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí (L.I. Mukhina, 1973),nghiên cứu sức chứa và ổn định của các địa điểm du lịch (Sepfer, 1973),các nhà nghiên cứu Mỹ (Bohart, 1971), (Davis,1971); nhà nghiên cứuAnh (H.Robinson, 1966) tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiênnhiên phục vụ chủ yếu mục đích du lịch, nghỉ ngơi, giải trí… 4.2 Ở Việt Nam Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu về tài nguyên du lịch cũng được đặtra từ lâu, trong một số sách giáo khoa, tài liệu đã đề cập đến. Song chỉ cótính chất gợi ý, chưa có điều kiện đi sâu giải quyết. Đặc biệt trong nhữngnăm gần đây, trước yêu cầu phát triển của ngành du lịch, một số đề tài,công trình nghiên cứu khoa học phục vụ việc chỉ đạo phát triển du lịch đãđược khẩn trương tiến hành. Các đề tài: Khai thác tài nguyên du lịch vàbảo vệ môi trường Việt Nam (1986); Sơ đồ phát triển và phân bố ngành 4du lịch Việt Nam (1986); Kế hoạch chỉ đạo phát triển Việt Nam (1991);Qui hoạch tổng thể du lịch Việt Nam (1995-2000) do Viện nghiên cứu dulịch phát hành (1994); Đề tài KT-03-18 đánh giá tài nguyên biển ViệtNam phục vụ mục đích du lịch (1993)…Những công trình đó bắt đầuphân tích cơ sở lý luận của tổ chức du lịch, đánh giá các dạng tài nguyênvới mục đích phục vụ du lịch. Dự báo nhu cầu phát triển và đánh giá hiệuquả kinh tế - xã hội của sự phát triển du lịch. Ở Tây Ninh, vấn đề này trước đây có nhiều đề tài nghiên cứu cấptỉnh cũng như sinh viên ngành du lịch của các trường đại học ở thành phốHồ Chí Minh đề cập đến. Có thể liệt kê một số đề tài sau ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: