Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế tại Cục Thuế Quảng Bình

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 687.20 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn không đi sâu vào phân tích những vướng mắc về các văn bản luật mà chỉ xem xét dưới góc độ khó khăn và thuận lợi do các văn bản đó gây nên. Luận văn tập trung vào việc đánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra tại một cơ quan thuế cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế tại Cục Thuế Quảng Bình -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện một cách nghiêm túc. Các đoạn trích dẫnvà số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn; có độ chính xác cao nhất trongphạm vi hiểu biết của tôi và được cho phép sử dụng bởi cơ quan cung cấp thông tin. Luậnvăn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minhhay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Đặng Anh Văn -ii- LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành cảm ơn sự truyền thụ kiến thức của tất cả quý thầy cô giáo tại Chươngtrình Giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khóa 2011 – 2013.Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sỹ Nguyễn Hữu Lam vì đã góp ý vàhướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ này.Ngoài ra, tôi cũng luôn cảm kích sự ủng hộ và tạo điều kiện về mọi mặt của cơ quan, nơitôi đang công tác. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè vì sựgiúp đỡ và động viên của họ. Trân trọng! -iii- TÓM TẮTViệt Nam đang tiến hành các cải cách cơ bản về hệ thống thuế trong nhiều năm qua. Chínhsách thuế đã được hiện đại hóa theo xu hướng toàn cầu và khu vực cũng như theo nhu cầunhằm hỗ trợ cho việc tuân thủ thuế của các khu vực tư nhân đang phát triển nhanh chóng.Cơ cấu và sự minh bạch của khuôn khổ chính sách thuế đã được cải tiến theo nguyên tắccủa nền kinh tế quốc dân. Các bước đi nhằm tăng cường quản lý hệ thống thuế song songvới các cải cách chính sách thuế cũng đã được thực hiện đồng thời. Cải cách cơ bản về cơcấu tổ chức quản lý thuế đã được thực hiện, những chức năng hoạt động chính đã đượchiện đại hóa, và các dịch vụ và hỗ trợ người nộp thuế đã giúp tăng cường sự tuân thủ tựnguyện với hệ thống thuế và nhằm giảm các chi phí tuân thủ.Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy tại các Cục Thuế địa phươngđược quan tâm hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý về nhà nước trong việc theo dõi,hạch toán, kiểm soát nguồn thu và hạn chế thất thoát ngân sách. Việc sắp xếp cơ cấu củamột tổ chức phải thực sự bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu của nó. Phải đảm bảo tínhcông bằng, bền vững và hiệu quả trong hoạt động quản lý của tổ chức đó. Ngành thuế là cơquan, tổ chức đại diện cho nhà nước trong việc thực thi pháp luật về thuế. Việc sắp xếp tổchức của ngành thuế cần phải được nghiên cứu rõ từ nhu cầu, từ sự phát triển của nền kinhtế và cũng chính từ sự phát triển đa dạng của các tổ chức người nộp thuế.Một số tranh cãi gần đây nổi lên trong việc sửa đổi luật quản lý thuế có bổ sung chức năngđiều tra thuế cho ngành thuế như một số ngành hải quan, kiểm lâm, cảnh sát biển, biênphòng hay lực lượng điều tra của ngành an ninh, cảnh sát.Chức năng điều tra thuế khác vềchuyên môn so với chức năng của thanh tra, kiểm tra thuế như hiện hành. Bởi chức năngđiều tra thuế được trang bị nhiều hơn công cụ pháp luật để thi hành công vụ, tuy nhiên vềbản chất thì chức năng điều tra thuế cũng như chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là kiểmsoát gian lận thuế, tạo ra sự công bằng cho các chủ thể nộp thuế trong nền kinh tế và kiểmsoát các khoản thất thu thuế và tăng số thu nội địa cho ngân sách. Một thực tế hiện nay làhoạt động buôn lậu ngày càng tăng; tỷ lệ trốn, tránh thuế ngày càng cao và tinh vi hơn dướihình thức khai sai số thuế phải nộp, số thuế được hoàn và khai chậm thuế nhằm chiếmdụng vốn của nhà nước. Đặc biệt là hình thức chuyển giá nhằm hưởng thuế suất thuế thu -iv-nhập chênh lệch giữa Việt Nam và các nước đã kí hiệp định tránh đánh thuế hai lần vớiViệt Nam.Luận văn không đi sâu vào phân tích những vướng mắc về các văn bản luật mà chỉ xem xétdưới góc độ khó khăn và thuận lợi do các văn bản đó gây nên. Luận văn tập trung vào việcđánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra tại một cơ quan thuế cụ thể. Chính vìvậy, tác giả sẽ tập trung để trả lời cho câu hỏi chính sách: “Cục Thuế Quảng Bình có nhucầu thực sự về tổ chức bộ phận điều tra thuế hay không? Những khó khăn và thuận lợi nếutổ chức bộ phận điều tra thuế tại Cục Thuế Quảng Bình là gì?” -v- MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. ILỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... IITÓM TẮT .......................................................................................................................... IIIMỤC LỤC ........................................................................................................................... VDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... VIIDANH MỤC BẢNG....................................................................................................... VIIIDANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... VIIIDANH MỤC HỘP .............................................................................................................. XCHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ...................................................... 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: