Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng ở một số nước trên thế giới và bài học

Số trang: 151      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 151,000 VND Tải xuống file đầy đủ (151 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận, phân tích và đánh giá khái quát M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm chung đối với M&A ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu M&A ngân hàng Việt Nam, chỉ ra những thành công hay thất bại, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam ở góc độ quản lý nhà nước đối với hoạt động M&A ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng ở một số nước trên thế giới và bài học 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng diễnra với quy mô và giá trị tăng lên qua thời gian. Ở Việt Nam, hoạt động nàygắn liền với tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và diễn ra ngày càngmạnh mẽ trên mọi phương diện. Với vai trò là “hệ thống huyết mạch” củanền kinh tế, ngành Ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọiquốc gia. Vì thế, nghiên cứu về M&A ngân hàng cũng luôn là đề tài có tínhthời sự. Thứ nhất, trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, mua bán và sápnhập (M&A) đã trở thành một xu hướng đầu tư nước ngoài chính. Lĩnh vựcngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trên thế giới đã chứngkiến nhiều cuộc M&A giữa các ngân hàng lớn như JP Morgan Chase muaBank One (năm 2004) và mua Bear Tearn (năm 2008), Barclays PLC muaANB Amro (năm 2007), Mitsubishi Tokyo Financial Group mua UFJHolding (năm 2005), Bank of America mua lại Fleet Boston Financial (năm2003), Capital One và ING Direct USA (9 tỷ đô la Mỹ, năm 2011),FirstMerit Bank và Citizens Republic Bancorp (912 triệu đô la Mỹ, năm2013), Old National Bank và United Bank & Trust (173 triệu đô la Mỹ, năm2014)… Điều này cho thấy M&A ngân hàng đã và đang trở thành một xuhướng trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Ngành ngân hàng làlĩnh vực có nhiều thương vụ M&A nhiều thứ hai sau lĩnh vực năng lượnggiai đoạn 2010–2012. ASEAN là khu vực nóng nhất của M&A ngành dịchvụ tài chính, năm 2012 đạt mức cao nhất từ trước tới nay, tăng trưởng đến70% so với năm 2011. 2 Tại Việt Nam, M&A ngân hàng hình thành và gắn liền với mỗi giaiđoạn phát triển của đất nước, gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đólà: (i) M&A giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-2004) vớiviệc sắp xếp, chấn chỉnh hoạt động của 14 ngân hàng thương mại; (ii) Giaiđoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (2005-2011)với việc chuyển đổi 12 ngân hàng cổ phần nông thôn sang ngân hàngTMCP đô thị; và (iii) giai đoạn Việt Nam tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế(2011-2015) với việc tiến hành M&A đối với 9 ngân hàng thương mại cổphần yếu kém. M&A ngân hàng tại Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên, sovới M&A ngân hàng diễn ra trên thế giới và khu vực, hoạt động này ở ViệtNam vẫn còn non trẻ cả về số lượng, tính chất và giá trị thương vụ… Thứ hai, M&A là công cụ hữu hiệu trong việc giúp Chính phủ sửdụng làm công cụ quản lý nền kinh tế, quản lý hệ thống TCTD, đồng thờiM&A giúp ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh nâng cao năng lựccạnh tranh, mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế, tăng quy mô, thậm chítránh được phá sản… Thứ ba, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trìnhnày đi kèm với những thuận lợi, cơ hội, thách thức… buộc Việt Nam phảihòa vào “sân chơi” chung, do vậy những tác động, ảnh hưởng của kinh tếthế giới cũng sẽ làm phát sinh các vấn đề trong nước, trong đó có những tácđộng trực tiếp tới lĩnh vực ngân hàng, buộc hệ thống ngân hàng phải đốimặt với những thách thức này. Thứ tư, Việt Nam đã từng trải qua giai đoạn thành lập quá nhiều cácngân hàng quy mô nhỏ, năng lực quản trị điều hành kém, xuất hiện tìnhtrạng sở hữu chéo, cơ cấu cổ đông không bền vững, nợ xấu tăng, đối diệnvới nguy cơ mất vốn… làm ảnh hưởng tới hệ thống TCTD và nền kinh tế. 3Điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàngvà M&A là một trong những giải pháp hữu hiệu. Thứ năm, mặc dù trên thực tế, hoạt động M&A ngân hàng đã và đangtiếp tục diễn ra, nhưng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưahoàn thiện, thị trường tài chính – ngân hàng, nền tảng, khung pháp lý, vănbản hướng dẫn, kinh nghiệm, quy trình triển khai hoạt động này ở Việt Namcòn thiếu, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng theo kịp yêu cầu thực tiễn. Thứ sáu, trên thế giới và khu vực, M&A ngân hàng đã diễn ra từ lâu,nhưng với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, M&A ngân hàng có nhiềuđiểm cần phải được nghiên cứu làm rõ để đưa ra những kiến nghị, giải phápphù hợp. Thứ bảy, bản thân Nghiên cứu sinh đang công tác tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Ngân hàngThương mại Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, Agribank đangtrong quá trình đẩy mạnh triển khai Đề án tái cơ cấu, bước đầu triển khaisắp xếp lại mạng lưới và đổi mới hoạt động kinh doanh theo hướng Ngânhàng hiện đại, tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, bền vững nhằm thực hiện chủtrương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệthống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, do đó lựa chọnnghiên cứu đề tài này là phù hợp và thiết thực đối với công việc và lĩnh vựccông tác của N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: