Danh mục

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.66 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững, trình bày một số bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển du lịch bền vững, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Vương Minh Hoài Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững. Trình bày một số bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững. Làm rõ nguyên nhân hệ số quay trở lại và hệ số chi tiêu của khách du lịch thấp. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và tác động của hoạt động du lịch đối với cộng đồng cư dân địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đưa du lịch Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững. Keywords: Du lịch; Kinh tế; Quảng Ninh; Phát triển bền vững Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nắm bắt những thuận lợi do quá trình hội nhập quốc tế mang lại, tận dụng ưu thế về tài nguyên, du lịch Quảng Ninh trong những năm qua có có bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ được cải thiện, nhiều di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh được trùng tu, tôn tạo. Sự phát triển của ngành du lịch góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo , nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài tăng trưởng với tốc độ cao du lịch Quảng Ninh đang dần phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững. Điều đó được thể hiện qua sự ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, sự thiếu đa dạng của sản phẩm du lịch, số ngày lưu trú, hệ số quay trở lại và chi tiêu của khách du lịch thấp. Không có những Tour du lịch thực sự cao cấp và hấp dẫn. Cảnh quan Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long bị phá vỡ do quá trình đô thị hóa. Sự phát triển du lịch không cân đối giữa các trung tâm du lịch trong tỉnh. Hiện tượng đầu tư thừa về cơ sở lưu trú tại khu vực này cũng bắt đầu xuất hiện. Sự thờ ơ của doanh nghiệp đối với công tác phúc lợi xã hội cuả địa phương. Công tác giáo dục và bảo vệ các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch chưa thực sự được chú trọng. Với mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm bền vững, là nguyên nhân để tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay vấn đề phát triển bền vững của ngành du lịch đang được quan tâm nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu ở địa phương chưa nhiều, Quảng Ninh là một trung tâm du lịch lớn của cả nước những những nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững còn hạn chế, vì vậy cần nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các cấp các ngành và giới học thuật trong và ngoài tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn lý giải một số vấn đề về sự bền vững trong thực trạng phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh. Trên cơ sở phân tích này, luận văn đề xuất một số gợi ý về giải pháp nhằm đưa du lịch Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. *Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn này là tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản nhất của phát triển du lịch bền vững. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Đánh giá tài nguyên du lịch của Quảng Ninh. Phân tích một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững của du lịch Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững. Trong đó bao gồm nhiều các trung tâm du lịch như : trung tâm Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Đông Tiều – Uông Bí,. Đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu cụ thể nhất của luận văn. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt không gian là trên phạm vi toàn bộ địa bàn hành chính của tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh được tiếp cận dưới góc độ của khoa học Kinh Tế Chính Trị, Luận Văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp kế thừa, Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích và tổng hợp 6. Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống một cách khái quát nhất những lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững, phân tích thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững. Đề xuất một số giải pháp góp đưa du lịch Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch Quảng Ninh trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu làm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái luận về phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững và du lịch bền vững Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: