Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Việc hạn chế nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn vừa qua phải chăng là kém hiệu quả và là nguyên nhân chính gây ra nợ xấu của các NHTM

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách thấy rõ hơn về các chính sách hạn chế nợ xấu tác động đến nợ xấu từ đó có cái nhìn và bước đi đúng đắn trong việc điều hành các chính sách kinh tế nhằm đánh giá đúng bản chất nợ xấu.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Việc hạn chế nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn vừa qua phải chăng là kém hiệu quả và là nguyên nhân chính gây ra nợ xấu của các NHTM  NGUYỄN LÂM PHÚGIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG : 60340201 KINH TẾ PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG – 10/2014 Tạp chí KHOA HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Số 21 - 03/2008 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTAMC : Công ty quản lý tài sảnBCBS : Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàngCtg : Các tác giảCRS : Hệ thống báo cáo tín dụngCIC : Trung tâm Thông tin tín dụngDATC : Công ty quản lý tài sản tập trungDNNN : Doanh nghiệp nhà nướcDIV : Bảo hiểm tiền gửi Việt NamGDP : Tổng sản phẩm nội địaHDB : Ngân hàng Phát triển HungaryINEF : Chi phí hoạt động trên doanh thu hoạt độngIASB : Chuẩn mực kế toán quốc tếIMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tếIFRS : Chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc giaKAMCO : Công ty quản lý tài sản Hàn QuốcLA.S : Chuẩn mực kế toán quốc tếNHTMNN : Ngân hàng Thương mại Nhà nướcNHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phầnNHTM : Ngân hàng thương mạiNHNN : Ngân hàng Nhà nướcNPL : Tỷ lệ nợ xấuROE : Lợi nhuận trên vốn tự cóROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sảnTCTD : Tổ chức Tín dụngVAS : Chuẩn mực kế toán Việt NamVAMC : Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt NamWTO : Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG, BIỂUBảng 2.1: Các chỉ số kinh tế được lựa chọn, giai đoạn 2006-2013Bảng 2.2: Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấuBảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu theo các số liệu khác nhau DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊHình 2.1 : Tốc độ tăng trưởng GDPHình 2.2 : Tốc độ tăng giá tiêu dùngHình 2.3 : Tỷ lệ VĐT toàn xã hội/GDPHình 2.4 : Chỉ số sản xuất công nghiệpHình 2.5 : Tốc độ tăng trưởng tín dụngHình 2.6 : Tỷ lệ nợ xấuHình 2.7 : Tỷ trọng dư nợ khối NHTMNNHình 2.8 : Tỷ trọng nợ xấu khối NHTMNN MỞ ĐẦU  1. Đặt vấn đề nghiên cứu: Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đến nay bắt đầu rơi vào suy thoái và khủnghoảng, hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gặp nhiều vấn đề vềrủi ro. Một trong số đó là kiểm soát chất lượng tín dụng. Những con số nợ xấu côngbố trên thị trường đều không phản ánh chính xác thực tế hoạt động của các TCTD.Sau khi chính phủ, ngân hàng nhà nước bắt đầu có những biện pháp mạnh tay hơnvới các TCTD yếu kém, hiện thực dần sáng tỏ. Vậy đâu là nguyên nhân của nợ xấubùng phát trong giai đoạn hiện nay? Do quản lý yếu kém, do khủng hoảng kinh tế,do sở hữu chéo hay do doanh nghiệp sử dụng dòng vốn không hiệu quả, đầu tưngoài ngành? Nghiên cứu của Boudriga và các tác giả (2009) kết luận rằng, nợ xấu ngânhàng không chi chịu tác động bởi các nhân tố bên trong hệ thống ngân hàng mà cònchịu tác động của môi trường kinh doanh và môi trường thể chế. Theo nghiên cứucủa Louzis và và các tác giả (2011), nợ xấu chịu tác động mạnh bởi các biến kinh tếvĩ mô đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp,lãi suất thực và nợ công. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các nhân tố quyết địnhnợ xấu khác nhau phụ thuộc vào loại sản phẩm vay như vay tiêu dùng chịu tác độngmạnh của lãi suất thực, vay kinh doanh tác động bởi tốc độ tăng trưởng GDP thực,trong khi vay thế chấp ít chịu tác động bởi biến vĩ mô. Tại Việt Nam, trong giai đoạn hiện tại, khi mà nợ xấu là vấn đề của Quốc gia,điều quan tâm hiện tại của chính phủ, ngân hàng nhà nước là làm sao giải quyếtkhối nợ xấu vốn được xem là “cục máu đông của nền kinh tế”. Nguyên nhân nợ xấuít được phân tích rõ mà thường được đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế. Luận văn nàysẽ phân tích sâu về nguyên nhân cốt lõi của nợ xấu, đánh giá kết quả thực hiện cácbiện pháp hạn chế nợ xấu của NHTM nói riêng, NHNN nói chung qua đó góp ý cácbiện pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong giai đoạn hiện nay. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân đẫn đến nợ xấu trên thế giới. TheoGeletta (2012), các nhân tố làm tăng nợ xấu bao gồm khả năng đánh giá khoản vaykém, không giám sát được các khoản vay, văn hóa tín dụng kém phát triển, các điềukiện và điều khoản để được cấp tín dụng dễ dàng, năng lực tổ chức yếu, cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các ngân hàng...Tuy nhiên nghiên cứu này về nợ xấu ở ViệtNam rất ít. Điều này dẫn tới nghi vấn được đặt cho sự tác động này. Những nghivấn này sẽ được đề tài nghiên cứu quan tâm và làm rõ. Cụ thể, đề tài nghiên cứu sẽhướng vào việc trả lời cho câu hỏi: “Việc hạn chế nợ xấu của các NHTM tronggiai đoạn vừa qua phải chăng là kém hiệu quả và là nguyên nhân chính gây ranợ xấu của các NHTM?” 3. Mục tiêu nghiên cứu: Với những vấn đề gặp phải như đã trình bày ở trên, bài nghiên cứu mongmuốn đạt được các mục tiêu sau: • Xác định được nguyên nhân chính làm phát sinh nợ xấu chủ yếu là do tác động của khủng hoảng kinh tế hay do việc hạn chế nợ xấu của các NHTM kém hiệu quả. • Đề xuất một số giải pháp cho công tác hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. 4. Đối tượng — Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ nhắm đến đối tượng chủ yếu là các chính sách hạn chế nợ xấu củacác NHTM và kết quả tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này. 5. Phưong pháp nghiên cứu: Dựa trên số liệu thực tế về Tống dư nợ tín dụng - Tỷ lệ nợ xấu phát sinh năm2008-2013, các chính sách hạn chế nợ xấu để có được sự so sánh, tìm ra nguyênnhân và đề xuất giải pháp. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh, đánh giá thực tế trên tưliệu, số liệu thực tế sẽ giải quyết các câu hỏi: các biện pháp hạn chế nợ xấu dự kiếngiúp tỷ lệ nợ xấu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: