Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam" là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về HĐTD, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong HĐTD; phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của của thể đi vay trong HĐTD tại các NHTM để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong HĐTD theo pháp luật Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam iBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VĂN HOÀNG ANHQUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024 iiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- VĂN HOÀNG ANHQUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ ĐI VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM THOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2024 i LỜI CAM ĐOAN ……. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi vànhững nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Những nội dung phân tích và trích dẫn trong luận văn này được trích dẫn từcác nguồn tài liệu theo đúng quy định. VĂN HOÀNG ANH ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Nhà trường, QuýThầy/Cô giáo đang làm việc tại Khoa Luật Kinh tế – Khoa sau đại học cùng với tấtcả các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phốHồ Chí Minh. Đặc biệt, Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị KimThoa – người trực tiếp hướng dẫn Tôi thực hiện cũng như hoàn thiện luận văn tốtnghiệp. Cô đã giúp Tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức, hết lòng hỗ trợ Tôi trong việcđịnh hướng, chỉnh sửa, cũng như hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này. Một lần nữa,với lòng biết ơn chân thành, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy/Cô giáo,gia đình và bạn bè đã giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian qua. Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của việc “học việc” nghiên cứu khoa học,đồng thời cũng là một trong những trải nghiệm đầu tiên trên con đường nghiên cứukhoa học của bản thân Tôi. Với vốn kiến thức thực tiễn và kỹ năng lập luận cònnhiều hạn chế, luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý Thầy/Cô giáo để có thểthêm phần hoàn thiện kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng cho bản thân. Trân trọng! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2024 VĂN HOÀNG ANH iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng theopháp luật Việt Nam Từ khóa: Quyền và nghĩa vụ, chủ thể cho vay, chủ thể đi vay, hợp đồng tíndụng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các kênh huy động vốn phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầuđa dạng của các chủ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên tại Việt Nam, với đặc tính nềnkinh tế đang phát triển, mức độ đánh giá tín nhiệm của thị trường và doanh nghiệpcòn nhiều vấn đề, do đó kênh huy động vốn từ tín dụng tại các NHTM vẫn chiếm tỷtrọng tài trợ chủ yếu cho nền kinh tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạtđộng cho vay tuy đã tương đối hoàn chỉnh, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nướccũng như các TCTD kịp thời xây dựng bộ tiêu chuẩn phòng ngừa rủi ro, tránhnhững tác động mang tính tiêu cực đến hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tếViệt Nam nói chung. Bên cạnh những mặt tích cực, pháp luật về hoạt động cho vay cũng còn một sốhạn chế, chưa kịp thời đáp ứng với những yêu cầu thực tiễn. Với vai trò là cơ sởpháp lý ghi nhận nội dung giao kết giữa các bên trong quan hệ cấp tín dụng, HĐTDhiện đang là một loại hình hợp đồng phổ biến và quan trọng trong các giao dịch tàichính tại Việt Nam. Theo quy định pháp luật Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của chủthể đi vay trong hợp đồng tín dụng được quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợicủa các bên tham gia, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quátrình vay vốn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện nay và thực tiễn ápdụng, vị trí của chủ thể đi vay vẫn thường ở thế yếu trong đàm phán và chịu nhiềutác động bởi các nội dung bất lợi trong hợp đồng do TCTD soạn thảo. Điều này tácđộng tiêu cực đến nguyên tắc tự do, bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng, do đótheo tác giả cần thiết bổ sung các quy định pháp luật cụ thể nhằm cân bằng quyềnvà lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ cho vay tại các TCTD. Để làm rõ các vấn đề tồn tại, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổnghợp xuyên suốt nhằm làm sáng tỏ các nội dung về quyền và nghĩa vụ của chủ thể đivay trong các quy định hiện tại. Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn tập trung ivthực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận vềquyền và nghĩa vụ của chủ thể đi vay trong HĐTD tại Việt Nam; Hai là, phân tích,so sánh, đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền vànghĩa vụ của chủ thể đi vay trong HĐTD và giải pháp hoàn thiện. v ABSTRACT Title: Rights and Obligations of Borrowers in Credit Agreements underVietnamese Law Keywords: Rights and obligations, borrowers, lenders, credit agreements Along with the development of the economy, capital mobilization channels forprodu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: