Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự lực văn đoàn
Số trang: 125
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,008.94 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự lực văn đoàn. Luận văn trình bày về Nhất Linh, Khái Hưng như là những nhà văn viết truyện ngắn hiện đại; nội dung truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong khuynh hướng tư tưởng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn; các loại hình truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong tương quan với các loại hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự lực văn đoàn THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM NGUYỄN ĐĂNG VYTRUYỆN NGẮN NHẤT LINH, KHÁI HƯNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI TP Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã thường xuyên nhận được sự hướng dẫn tậntình của PGS. TS Nguyễn Thành Thi. Với tư cách một chuyên gia văn học hiện đại Việt Nam1930-1945, am hiểu tường tận về sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, thầy đã giúp đỡ, chỉdẫn khoa học rất cụ thể và đầy hiệu quả. Xin được gửi lời cảm tạ chân thành sâu sắc nhất đến thầy, không phải chỉ vì thầy đãgiúp tôi hoàn thành luận văn mà còn vì đã cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiêncứu văn học cũng như thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Nhân dịp luận văn hoàn thành, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy tận tìnhcủa tất cả các thầy cô phụ trách chuyên đề Cao học; cảm ơn BCN khoa Ngữ văn, các thầy côchuyên viên phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập nghiên cứu.Cảm ơn bằng hữu đã nhiệt tình động viên cổ vũ tôi. Con xin chân thành cảm ơn ba má đã không ngừng động viên giúp đỡ con về vật chấtlẫn tinh thần để có ngày hoàn tất và bảo vệ luận văn này. TP Hồ Chí Minh ngày 01/01/2011 NGUYỄN ĐĂNG VY MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài. Từ khi xuất hiện cho đến nay, sáng tác văn học của hai tác giả Nhất Linh, Khái Hưngđã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình và độc giả. Ý kiến về các ông, tùy từng thờiđiểm, thiên về khen hay chê, phủ nhận hay khẳng định, tất thảy đều cho thấy đánh giá sựnghiệp văn chương của hai ông không hề đơn giản. Thời gian trôi qua, dường như khoảngcách đã đủ để cân nhắc thẩm định đầy đủ hơn, sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng là mộttrong nhiều hiện tượng văn học được nhìn nhận lại trong những năm gần đây. Trên tinh thầnđổi mới, giờ là lúc cần có sự đánh giá khách quan khoa học để trả lại giá trị đích thực vốn cócủa các hiện tượng văn học ấy trong đó có sáng tác của Khái Hưng Nhất Linh và Tự LựcVăn Đoàn (TLVĐ). Nghiên cứu sáng tác của hai ông, các nhà nghiên cứu đã chú ý nhiều đến tiểu thuyết.Điều đó là đúng và cần thiết, song chưa đủ. Trong sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, bêncạnh tiểu thuyết, còn có truyện ngắn. Có một thực tế không thể phủ nhận là trong sáng táccủa hai ông, thành tựu sáng tác truyện ngắn không nổi bật bằng thành tựu sáng tác tiểuthuyết. Nhưng cũng có một giả thuyết, rằng: nếu không có các sáng tác truyện ngắn vừa nhưlà một sự thể nghiệm, chuẩn bị ý tưởng và kinh nghiệm cho sáng tác tiểu thuyết, vừa như làmột sự bổ sung, hòa phối với tiểu thuyết thì liệu tiểu thuyết của TLVĐ có được sức vang dộinhư thế không, và văn chương TLVĐ liệu có được nhữnh thành tựu như đã có hay không? Thiết tưởng, câu hỏi này chưa được đặt ra và trả lời thỏa đáng. Đó cũng là lý do chủ yếu thôi thúc chúng tôi chọn, nghiên cứu đề tài “Truyện ngắnNhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự Lực Văn Đoàn” để thực hiện luậnvăn thạc sĩ.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về “Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật TựLực Văn Đoàn”, luận văn này nhằm hướng tới các mục đích sau: - Tìm hiểu truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, để thấy được vai trò mở đường vàphát triển nghệ thuật truyện ngắn, hiện đại hóa VXNT quốc ngữ Việt Nam của TLVĐ – mộtvấn đề mà trước đây thường bị bỏ qua hoặc chưa chú ý đúng mức. - Trên cơ sở miêu tả đặc điểm nội dung và hình thức của truyện ngắn Nhất Linh, KháiHưng trong bối cảnh VXNT TLVĐ, khẳng định thêm về những giá trị, đóng góp của hai ôngtrong sáng tác tiểu thuyết và truyện ngắn. Với đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong bối cảnh VXNTTLVĐ – được nhìn chủ yếu trong mối quan hệ tương tác giữa sáng tác truyện ngắn và tiểuthuyết – luận văn chủ yếu tập trung khảo sát các tập truyện ngắn của hai ông sáng tác thờiTLVĐ. Cũng cần nói thêm rằng: Truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng có một khối lượngkhông nhỏ. Bên cạnh tập truyện ngắn Anh phải sống hai nhà văn viết chung với nhau, Nhất Linhcó tất cả 7 tập truyện ngắn (tổng cộng 40 truyện ngắn). Trong đó, 5 tập sáng tác trước năm 1942 (từ 1927 đến 1937): 1) Người quay tơ (1927) 2) Anh phải sống (viết chung với Khái Hưng, 1934) 3) Tối tăm (1936) 4) Hai buổi chiều vàng (1937) 5) Thế rồi một buổi chiều (1937); 2 tập sáng tác sau 1942 (Mối tình chân: 1948-1950 và Thương chồng: 1949-1950). Khái Hưng cũng có hàng trăm truyện ngắn, phần lớn đã xuất bản thành tập. Đó là cáctập: 1) Dọc đường gió bụi (1936) 2) Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh, 1934) 3) Số đào hoa (1937) 4) Tiếng suối reo (1937) 5) Hạnh (1938) 6) Đợi chờ (1939) 7) Đội mũ lệch (1941) 8) Cái ve (1944) Ngoài ra, ông còn một số truyện ngắn khác mới chỉ đăng báo, chưa in thành tập. (Tổngcộng 67 truyện ngắn) Do số lượng truyện ngắn của hai nhà văn khá lớn, hiện nay, lại có những khó khănđáng kể trong việc sưu tầm những tư liệu truyện ngắn do tình hình báo cũ bị mai một, thấtlạc (ngay cả ở các thư viện lớn), nên tập hợp chưa thật đầy đủ. Trong khuôn khổ có hạn, luậnvăn chủ yếu tập trung khảo sát những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của hai nhà văn, gầnđây đã được tuyển in thành sách. Cụ thể là: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự lực văn đoàn THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM NGUYỄN ĐĂNG VYTRUYỆN NGẮN NHẤT LINH, KHÁI HƯNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI TP Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã thường xuyên nhận được sự hướng dẫn tậntình của PGS. TS Nguyễn Thành Thi. Với tư cách một chuyên gia văn học hiện đại Việt Nam1930-1945, am hiểu tường tận về sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, thầy đã giúp đỡ, chỉdẫn khoa học rất cụ thể và đầy hiệu quả. Xin được gửi lời cảm tạ chân thành sâu sắc nhất đến thầy, không phải chỉ vì thầy đãgiúp tôi hoàn thành luận văn mà còn vì đã cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiêncứu văn học cũng như thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Nhân dịp luận văn hoàn thành, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy tận tìnhcủa tất cả các thầy cô phụ trách chuyên đề Cao học; cảm ơn BCN khoa Ngữ văn, các thầy côchuyên viên phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập nghiên cứu.Cảm ơn bằng hữu đã nhiệt tình động viên cổ vũ tôi. Con xin chân thành cảm ơn ba má đã không ngừng động viên giúp đỡ con về vật chấtlẫn tinh thần để có ngày hoàn tất và bảo vệ luận văn này. TP Hồ Chí Minh ngày 01/01/2011 NGUYỄN ĐĂNG VY MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài. Từ khi xuất hiện cho đến nay, sáng tác văn học của hai tác giả Nhất Linh, Khái Hưngđã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình và độc giả. Ý kiến về các ông, tùy từng thờiđiểm, thiên về khen hay chê, phủ nhận hay khẳng định, tất thảy đều cho thấy đánh giá sựnghiệp văn chương của hai ông không hề đơn giản. Thời gian trôi qua, dường như khoảngcách đã đủ để cân nhắc thẩm định đầy đủ hơn, sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng là mộttrong nhiều hiện tượng văn học được nhìn nhận lại trong những năm gần đây. Trên tinh thầnđổi mới, giờ là lúc cần có sự đánh giá khách quan khoa học để trả lại giá trị đích thực vốn cócủa các hiện tượng văn học ấy trong đó có sáng tác của Khái Hưng Nhất Linh và Tự LựcVăn Đoàn (TLVĐ). Nghiên cứu sáng tác của hai ông, các nhà nghiên cứu đã chú ý nhiều đến tiểu thuyết.Điều đó là đúng và cần thiết, song chưa đủ. Trong sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, bêncạnh tiểu thuyết, còn có truyện ngắn. Có một thực tế không thể phủ nhận là trong sáng táccủa hai ông, thành tựu sáng tác truyện ngắn không nổi bật bằng thành tựu sáng tác tiểuthuyết. Nhưng cũng có một giả thuyết, rằng: nếu không có các sáng tác truyện ngắn vừa nhưlà một sự thể nghiệm, chuẩn bị ý tưởng và kinh nghiệm cho sáng tác tiểu thuyết, vừa như làmột sự bổ sung, hòa phối với tiểu thuyết thì liệu tiểu thuyết của TLVĐ có được sức vang dộinhư thế không, và văn chương TLVĐ liệu có được nhữnh thành tựu như đã có hay không? Thiết tưởng, câu hỏi này chưa được đặt ra và trả lời thỏa đáng. Đó cũng là lý do chủ yếu thôi thúc chúng tôi chọn, nghiên cứu đề tài “Truyện ngắnNhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật Tự Lực Văn Đoàn” để thực hiện luậnvăn thạc sĩ.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về “Truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong văn xuôi nghệ thuật TựLực Văn Đoàn”, luận văn này nhằm hướng tới các mục đích sau: - Tìm hiểu truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, để thấy được vai trò mở đường vàphát triển nghệ thuật truyện ngắn, hiện đại hóa VXNT quốc ngữ Việt Nam của TLVĐ – mộtvấn đề mà trước đây thường bị bỏ qua hoặc chưa chú ý đúng mức. - Trên cơ sở miêu tả đặc điểm nội dung và hình thức của truyện ngắn Nhất Linh, KháiHưng trong bối cảnh VXNT TLVĐ, khẳng định thêm về những giá trị, đóng góp của hai ôngtrong sáng tác tiểu thuyết và truyện ngắn. Với đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng trong bối cảnh VXNTTLVĐ – được nhìn chủ yếu trong mối quan hệ tương tác giữa sáng tác truyện ngắn và tiểuthuyết – luận văn chủ yếu tập trung khảo sát các tập truyện ngắn của hai ông sáng tác thờiTLVĐ. Cũng cần nói thêm rằng: Truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng có một khối lượngkhông nhỏ. Bên cạnh tập truyện ngắn Anh phải sống hai nhà văn viết chung với nhau, Nhất Linhcó tất cả 7 tập truyện ngắn (tổng cộng 40 truyện ngắn). Trong đó, 5 tập sáng tác trước năm 1942 (từ 1927 đến 1937): 1) Người quay tơ (1927) 2) Anh phải sống (viết chung với Khái Hưng, 1934) 3) Tối tăm (1936) 4) Hai buổi chiều vàng (1937) 5) Thế rồi một buổi chiều (1937); 2 tập sáng tác sau 1942 (Mối tình chân: 1948-1950 và Thương chồng: 1949-1950). Khái Hưng cũng có hàng trăm truyện ngắn, phần lớn đã xuất bản thành tập. Đó là cáctập: 1) Dọc đường gió bụi (1936) 2) Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh, 1934) 3) Số đào hoa (1937) 4) Tiếng suối reo (1937) 5) Hạnh (1938) 6) Đợi chờ (1939) 7) Đội mũ lệch (1941) 8) Cái ve (1944) Ngoài ra, ông còn một số truyện ngắn khác mới chỉ đăng báo, chưa in thành tập. (Tổngcộng 67 truyện ngắn) Do số lượng truyện ngắn của hai nhà văn khá lớn, hiện nay, lại có những khó khănđáng kể trong việc sưu tầm những tư liệu truyện ngắn do tình hình báo cũ bị mai một, thấtlạc (ngay cả ở các thư viện lớn), nên tập hợp chưa thật đầy đủ. Trong khuôn khổ có hạn, luậnvăn chủ yếu tập trung khảo sát những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của hai nhà văn, gầnđây đã được tuyển in thành sách. Cụ thể là: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Truyện ngắn Nhất Linh - Khái Hưng Văn xuôi nghệ thuật Văn xuôi nghệ thuật Việt Nam Văn xuôi nghệ thuật Tự lực văn đoàn Nghệ thuật truyện ngắn Nhất Linh - Khái HưngGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 102 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc sắc tản văn Y Phương
97 trang 66 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết
100 trang 22 0 0 -
131 trang 21 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 trang 19 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên
134 trang 17 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại
141 trang 16 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 trang 16 0 0 -
Các kiểu nhân vật trong truyện kinh dị của Thế Lữ
4 trang 16 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn: Một vài đặc điểm ngôn ngữ của thành ngữ gốc Hán Việt
133 trang 16 0 0