Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Than nhà máy nước Tân Hiệp

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.69 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Than nhà máy nước Tân Hiệp đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Nhà máy nước Tân Hiệp một cách đầy đủ nhất, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc quản lý chất lượng nguồn cấp nước, để bảo đảm cung cấp hệ thống nước máy tốt nhất về mặt sức khỏe cho cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Than nhà máy nước Tân Hiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH NGỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚCCẤP SINH HOẠT TẠI TRẠM BƠM BẾN THAN NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 MỞ ĐẦUĐặt vấn đề Nguồn nước sạch gắn liền với mọi hoạt động sống của con người, mỗingười nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt ngày đêm lên đến 0,2 m3. Nước ngọt làtài nguyên có tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, đểtồn tại và phát triển sự sống lâu bền. Con người, động - thực vật sẽ không tồntại được nếu thiếu nước. Tuy nhiên, nước cũng gây các bệnh lý thậm chí tửvong cho con người khi bị nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán. Các chuyên gia sức khỏe thế giới cho biết: Nước sinh hoạt không an toànvà hệ thống vệ sinh tồi tàn là nguyên nhân làm cho 4.000 trẻ em chết mỗingày (Theo điều tra của TTO ngày 15-04-2007). Giới chuyên môn cũng nhấnmạnh thêm rằng việc xóa bỏ đói nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và giảm tỷlệ tử vong ở trẻ sẽ rất khó khăn nếu không giải quyết vấn đề nước sạch. Nướcsạch cho người dân là nhu cầu chính đáng. Ở nước ta, 62,5% lượng nước (khoảng 570 tỉ m3) là từ lãnh thổ cácquốc gia khác ở thượng lưu chảy vào. Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ ViệtNam chỉ khoảng 325 tỉ m3/năm, chiếm 37,5% còn lại. Vậy lượng nước khôngthật dồi dào, đặc biệt là trong mùa khô, khi các quốc gia ở thượng nguồn sửdụng nhiều nước. Trữ lượng nước ngầm nước ta cũng ở mức trung bình so vớicác nước trên thế giới. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HồChí Minh, tỉ lệ người dân được cấp nước sạch mới đạt từ 60-70%, còn ở nôngthôn tỉ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh mới chỉ đạt 30-40% [16]. Dovậy đi cùng với sự bùng nổ dân số thì nhu cầu về nước ngày càng tăng lên nênnhà nước ta đã có chủ trương lấy nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cungcấp cho sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có khoảng 1,5 triệu ngườidân sử dụng nước sạch đã qua xử lí từ các nhà máy nước lấy nguồn nước thôtừ sông Sài Gòn. Bên cạnh đó với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanhchóng đã đẩy nhanh mức độ phát triển các khu công nghiệp – các khu chếxuất thì sông Sài Gòn hiện đang hứng chịu nhiều nguồn gây ô nhiễm từ hoạtđộng của các doanh nghiệp và việc xả thải từ sinh hoạt. Do vậy việc đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm nhàmáy nước Tân Hiệp nhằm tìm nguồn cấp nước an toàn và bền vững là điềucần thiết. Ở Việt Nam việc đánh giá chất lượng nước được tiến hành theo từng chỉsố lý, hóa, sinh riêng biệt. Trong khi đó ở nước ngoài, ở các nước Châu Âu vàBắc Mỹ việc xếp loại chất lượng nước được tiến hành theo một thang bậcnhất định, rồi từ đó người ta hướng dẫn loại nước nào thì sử dụng cho việc gì. Tuy nhiên, các thang bậc đánh giá chất lượng nước trên thế giới thìkhông thống nhất, có nước sử dụng thang đánh giá là 4 – 5 bậc, có nước sửdụng thang đánh giá là 6 – 7 bậc. Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá chất lượngnguồn nước sông Sài Gòn cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp tại trạm bơm theothang 6 bậc của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô cũ đã được nhiều ngườicông nhận để xác định các chỉ số thủy lý, hóa của nước, đồng thời xác địnhcấu trúc các vi sinh vật thông qua các chỉ số cụ thể, từ đó sử dụng tổng hợpcác chỉ số lý-hoá-sinh đó để đánh giá và xếp loại chất lượng nguồn nước cấpsinh hoạt. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Đánh giá chất lượng nguồn nướccấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Than nhà máy nước Tân Hiệp” để giúp choviệc tham khảo khi đánh giá chất lượng nước.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nước sông Sài Gòn với các tính chất thủy lý,hóa, sinh.Phạm vi nghiên cứu Vùng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm đặt tại xã Hoà Phú, huyện CủChi.Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm nhà máy nước TânHiệp một cách đầy đủ nhất, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quảnlý thuận lợi hơn trong việc quản lý chất lượng nguồn cấp nước, để bảo đảmcung cấp hệ thống nước máy tốt nhất về mặt sức khỏe cho cộng đồng. Chương 1 TỔNG QUAN1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên [16]1.1.1. Vị trí địa lý : Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’ đến 10o10’vĩ độ Bắc và từ106o22’ đến 106o40’ kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh,với 434,70 km2 diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố.Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Phía Đông giáp tỉnh BìnhDương. Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh. Phía Tây giáp tỉnhLong An. Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã là:Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ,Nhuận Đức, Phạm Văn Cội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: