Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
Số trang: 122
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.53 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp" tổng hợp các lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) từ đó đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp Luận văn thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn và các Anh/Chị là cán bộ nhân viên đang công tác tại Khối Quản trỉ rủi ro – Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn [Type text] Luận văn thạc sĩ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008), nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thoái của nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Những rủi ro này nếu phát sinh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tính thanh khoản - yếu tố quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nhận thức và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng thương mại đối với lĩnh vực thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong bối cảnh hiện nay. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) là một trong những Ngân hàng TMCP được thành lập đầu tiên của Việt Nam và luôn nằm trong nhóm các đơn vị dẫn đầu ngành về hoạt động kinh doanh. Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, trải qua các cuộc khủng hoảng, Maritime Bank nhận thức rõ được vai trò của việc duy trì khả năng thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Kể từ năm 2010, Maritime Bank đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Mặc dù Maritime Bank đã quan tâm hơn và có nhiều cải thiện liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản, tuy nhiên hệ thống quản trị rủi ro của Maritime Bank vẫn còn cách khá xa so với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Thậm chí, khi đã thiết lập và vận hành tương dối hiệu quả công tác quản trị rủi ro, thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank cho thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề và với mong muốn công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được cải thiện hơn nữa trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài: Công [Type text] Luận văn thạc sĩ tác Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong lĩnh vực quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới đã sớm nhận biết được vấn đề này. Tháng 2 năm 2000, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phát hành “Thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng”. Văn bản này đưa ra những nguyên tắc chung nhất và hướng dẫn cụ thể cho từng nguyên tắc trong quản lý khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng. Những nguyên tắc này đã được sửa đổi và cập nhật hơn trong “Nguyên tắc trong giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản một cách vững mạnh” do Uỷ ban Basel phát hành tháng 9 năm 2008. Công tác quản trị rủi ro thanh khoản cũng được Basel đặc biệt nhấn mạnh trong Hiệp ước Basel mới nhất – Basel III. Basel III đã đưa ra những tiêu chuẩn mới về mức tối thiểu đối với thanh khoản của một ngân hàng. Ngoài những quy định chung của Basel, không thể không kể đến đóng góp của Rudolf Duttweiler trong cuốn “Quản lý thanh khoản trong ngân hàng – Phương pháp tiếp cận từ trên xuống” xuất bản lần đầu vào tháng 9 năm 2001. Cuốn sách của Duttweiler là một bổ sung có giá trị vào kho tài liệu về đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản. Cùng với những đóng góp của mình vào lý thuyết rủi ro thanh khoản và định giá thanh khoản, Duttweiler còn mang đến một cái nhìn toàn diện về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng. Tác phẩm cũng ứng dụng vào những tình huống thực tế và đưa ra các biện pháp xử lý cho trường hợp của Commerzbank – nơi ông từng làm việc. Ở Việt Nam, những năm trở lại đây, sau một vài cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài nước, rủi ro thanh khoản đã được các nhà quản lý quan tâm hơn. Những lý thuyết chung nhất về Quản trị rủi ro thanh khoản đã được các tác giả đề cập trong các giáo trình giảng dạy và giáo trình tham khảo. Có thể kể [Type text] Luận văn thạc sĩ đến cuốn “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, “Quản trị Ngân hàng thương mại” của PGS. TS Phan Thị Thu Hà,… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đầu sách nào của các tác giả Việt Nam viết chuyên sâu về lý thuyết, phân tích tình hình thực tiễn của công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong nước, cũng như bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài tổng hợp các lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) từ đó đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp Luận văn thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn và các Anh/Chị là cán bộ nhân viên đang công tác tại Khối Quản trỉ rủi ro – Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn [Type text] Luận văn thạc sĩ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008), nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thoái của nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Những rủi ro này nếu phát sinh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tính thanh khoản - yếu tố quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nhận thức và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng thương mại đối với lĩnh vực thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong bối cảnh hiện nay. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) là một trong những Ngân hàng TMCP được thành lập đầu tiên của Việt Nam và luôn nằm trong nhóm các đơn vị dẫn đầu ngành về hoạt động kinh doanh. Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, trải qua các cuộc khủng hoảng, Maritime Bank nhận thức rõ được vai trò của việc duy trì khả năng thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Kể từ năm 2010, Maritime Bank đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Mặc dù Maritime Bank đã quan tâm hơn và có nhiều cải thiện liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản, tuy nhiên hệ thống quản trị rủi ro của Maritime Bank vẫn còn cách khá xa so với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Thậm chí, khi đã thiết lập và vận hành tương dối hiệu quả công tác quản trị rủi ro, thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank cho thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề và với mong muốn công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được cải thiện hơn nữa trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài: Công [Type text] Luận văn thạc sĩ tác Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong lĩnh vực quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới đã sớm nhận biết được vấn đề này. Tháng 2 năm 2000, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phát hành “Thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng”. Văn bản này đưa ra những nguyên tắc chung nhất và hướng dẫn cụ thể cho từng nguyên tắc trong quản lý khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng. Những nguyên tắc này đã được sửa đổi và cập nhật hơn trong “Nguyên tắc trong giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản một cách vững mạnh” do Uỷ ban Basel phát hành tháng 9 năm 2008. Công tác quản trị rủi ro thanh khoản cũng được Basel đặc biệt nhấn mạnh trong Hiệp ước Basel mới nhất – Basel III. Basel III đã đưa ra những tiêu chuẩn mới về mức tối thiểu đối với thanh khoản của một ngân hàng. Ngoài những quy định chung của Basel, không thể không kể đến đóng góp của Rudolf Duttweiler trong cuốn “Quản lý thanh khoản trong ngân hàng – Phương pháp tiếp cận từ trên xuống” xuất bản lần đầu vào tháng 9 năm 2001. Cuốn sách của Duttweiler là một bổ sung có giá trị vào kho tài liệu về đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản. Cùng với những đóng góp của mình vào lý thuyết rủi ro thanh khoản và định giá thanh khoản, Duttweiler còn mang đến một cái nhìn toàn diện về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng. Tác phẩm cũng ứng dụng vào những tình huống thực tế và đưa ra các biện pháp xử lý cho trường hợp của Commerzbank – nơi ông từng làm việc. Ở Việt Nam, những năm trở lại đây, sau một vài cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài nước, rủi ro thanh khoản đã được các nhà quản lý quan tâm hơn. Những lý thuyết chung nhất về Quản trị rủi ro thanh khoản đã được các tác giả đề cập trong các giáo trình giảng dạy và giáo trình tham khảo. Có thể kể [Type text] Luận văn thạc sĩ đến cuốn “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, “Quản trị Ngân hàng thương mại” của PGS. TS Phan Thị Thu Hà,… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đầu sách nào của các tác giả Việt Nam viết chuyên sâu về lý thuyết, phân tích tình hình thực tiễn của công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong nước, cũng như bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài tổng hợp các lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) từ đó đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng Tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản Rủi ro tín dụngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 375 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 357 5 0 -
97 trang 309 0 0
-
174 trang 296 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 296 0 0 -
102 trang 286 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 285 0 0 -
97 trang 267 0 0
-
115 trang 254 0 0
-
155 trang 249 0 0