Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai

Số trang: 141      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.22 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đề tài nhằm nhìn nhận đánh giá việc ứng dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng thí điểm tại BIDV – Chi nhánh Gia Lai trong giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó đánh giá những thuận lợi, những hạn chế, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi để ứng dụng mô hình này vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia LaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ MỸ HẠNH ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ MỸ HẠNH ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TIẾN SĨ VŨ MẠNH BẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cạnh tranh hiện nay, với vaitrò là huyết mạch chính của nền kinh tế, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống các Ngânhàng thương mại (NHTM) là phải liên tục đổi mới, cải tiến từ trong nội bộ nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện được yêu cầu đó có rất nhiều giải phápkhác nhau trong đó bao gồm giải pháp về việc xây dựng một công cụ đo lường,đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của Ngân hàng; đồng thời tạo động lực thúcđẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển bền vững, trong số các công cụhiện nay có thể kể đến công cụ mô hình thẻ điểm cân bằng. Mô hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) là một phươngpháp nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể,những phép đo, chỉ tiêu, biện pháp rõ ràng thông qua việc thiết lập một hệ thống đolường hiệu quả để quản lý công việc. Khái niệm này được xây dựng vào năm 1992bởi hai giáo sư trường đại học Havard là Robert Kaplan và David Norton với mụcđích thúc đẩy và đo lường hiệu quả kinh doanh của các đơn vị. Mô hình thẻ điểm cân bằng được ví như khung chiến lược cho hành động,kết nối sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của NHTM. Mô hình này cung cấp một cơcấu cho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hiệu suất quan trọng, bổ sung các biệnpháp phi tài chính bên cạnh các biện pháp tài chính truyền thống, giúp các nhà quảnlý đánh giá hiệu quả việc thực thi chiến lược của tổ chức một cách toàn diện và đầyđủ; đồng thời liên kết được các hoạt động kiểm soát ngắn hạn với chiến lược và tầmnhìn dài hạn của NHTM. Việc ứng dụng mô hình BSC vào hoạt động kinh doanh đã được nhiều doanhnghiệp cũng như các tổ chức tín dụng (TCTD) áp dụng, qua thời gian triển khai đãmang lại những hiệu quả nhất định. Riêng Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xây dựng lộ trình triển khai mô hình BSC từ năm2015 nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ dừng ở mức ứng dụng thí điểm ở một sốChi nhánh, chưa chính thức đưa mô hình này vào việc đánh giá hoạt động kinhdoanh của toàn bộ các đơn vị trực thuộc hệ thống. Luận văn nhằm phân tích thựctrạng việc ứng dụng mô hình này tại BIDV Chi nhánh Gia Lai trong giai đoạn 2015– 2017. Từ đó đánh giá những mặt đã đạt được, những khó khăn và hạn chế nhằmđề xuất các giải pháp để ứng dụng mô hình BSC vào hoạt động kinh doanh của Chinhánh, đảm bảo theo lộ trình chính thức triển khai mô hình này tại BIDV vào năm2019. Thông qua các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phương pháp thống kê,so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu trước đây để tổng hợp,đánh giá… luận văn đã đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm ứng dụng mô hìnhBSC vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanhtheo đúng định hướng và mục tiêu đã đề ra, đảm bảo hoàn thành xuất sắc các chỉtiêu do BIDV giao. Qua đó góp phần đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàngvà thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. LỜI CAM ĐOANTôi tên là: Đinh Thị Mỹ Hạnh.Ngày tháng năm sinh: 01/04/1990.Quê quán: Khả Phong – Kim Bảng – Hà Nam.Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánhGia Lai.Là học viên cao học lớp CH18C1 của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố HồChí Minh.Cam đoan đề tài: “Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánhGia Lai”.Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng.Mã số: 8 34 02 01.Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Vũ Mạnh Bảo.Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ trườngđại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiêncứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặccác nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầyđủ trong luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Người thực hiện luận văn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡcủa Quý thầy cô công tác tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh,thầy hướng dẫn, người thân, bạn bè và tập thể đồng nghiệp đang công tác tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai. Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô công tác tạiTrường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiếnthức quý báu trong thời gian qua. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn Tiến sĩ Vũ Mạnh Bảo, người thầy, ngườihướng dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: