Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu hứng thú học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh THƯ VIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH THỦYHỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂMTHỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI NGUYỆT NGA Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 1 MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ranhững yêu cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức UNESCOđã khẳng định: “Nền giáo dục hôm nay và tương lai phải dựa trên 04 trụ cột:Learning to know - học để biết; Learning to do - học để làm; Learning to be -học để khẳng định mình và Learning to live together - học để cùng chungsống”. Vì thế, làm thế nào để người học có hứng thú tập trung chú ý trong họctập, nắm được những tri thức khoa học cơ bản, đặc biệt, họ có khả năng tựhọc, tự nghiên cứu, có kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng được sự phát triển nhanhchóng của thực tế, … là vấn đề luôn được coi trọng. Sinh viên là đội ngũ trí thức tương lai của đất nước, sự phát triển củađất nước đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghềcao,… Học tập ở đại học là một hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độcđáo nhằm mục đích giúp sinh viên trở thành những chuyên gia phát triển toàndiện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao. Do đó, hứng thú học tập giữ mộtvai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình họctập. Hứng thú học tập chính là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đốivới hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thựccủa nó trong đời sống của cá nhân. Nhờ hứng thú, sinh viên có thể giảm mệtmỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trongquá trình học tập và dễ dàng thành công trong học tập. Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất, trong đó có sinh viên nămthứ nhất trường Đại học Văn Hiến, phần lớn là học sinh đang thực hiện bướcchuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậcđại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp 2giảng dạy, hình thức học tập,…. Học tập của sinh viên diễn ra trong trườngđại học cũng khác với hoạt động đó ở học sinh phổ thông. Ở trường phổthông, học sinh lĩnh hội những tri thức đã được biên soạn sao cho phù hợp vớiđặc điểm lứa tuổi, còn ở đại học sinh viên phải tiếp thu những tri thức cơ bản,hệ thống và có tính khoa học cao của một khoa học nhất định. Việc chuyển từhọc tập ở trường phổ thông sang trường đại học có những biến đổi mạnh mẽ,ảnh hưởng nhất định đến việc học tập, hứng thú học tập của sinh viên năm thứnhất. Vì vậy, tìm hiểu hứng thú và tìm ra biện pháp nâng cao hứng thú tronghọc tập của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần thiết, góp phần nâng caohiệu quả học tập của họ. Thời gian qua, cũng đã có các công trình nghiên cứu về hứng thú họctập của học sinh, sinh viên với một môn học cụ thể nào đó và hứng thú họctập của sinh viên nói chung. Nhưng vấn đề hứng thú học tập của sinh viênnăm thứ nhất với những thay đổi về môi trường học tập mới vẫn chưa đượcquan tâm. Xuất phát từ lí do trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Hứng thúhọc tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến Thành phố HồChí Minh”.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu hứng thú học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thúhọc tập của sinh viên năm thứ nhất, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp đểnâng cao hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất.3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm thứ nhất Đại học Văn HiếnThành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng nghiên cứu: hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất. 34. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU - Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên nămthứ nhất trường Đại học Văn Hiến, nhưng yếu tố cơ bản nhất làm cho hứngthú học tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao là do ít hiểu biết về ngànhnghề bản thân đang theo học.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: hoạt độnghọc tập của sinh viên, hứng thú, hứng thú học tập, đặc điểm hứng thú học tậpcủa sinh viên, biểu hiện của hứng thú học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến hứngthú học tập của sinh viên năm thứ nhất. - Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập và các yếu tố ảnh hưởng đếnhứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: