Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nayPhạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nóđối với việc giáo dục đạo đức cho học sinhViệt Nam hiện nayNguyễn Thị Lan MinhTrung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trịLuận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80Người hướng dẫn: TS. Lê Trọng HanhNăm bảo vệ: 2012Abstract. Trình bày cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử. Phân tích phạmtrù Lễ và các phạm trù trong mối tương quan với phạm trù Lễ. Trình bày các nộidung cơ bản trong phạm trù Lễ của Khổng Tử. Phân tích thực trạng đạo đức học sinhở Việt Nam hiện nay. Đưa ra ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức học sinhở Việt Nam và một số kiến nghị cho sự nghiệp giáo dục đạo đức học sinh hiện nay.Keywords. Triết học; Tư tưởng Khổng Tử; Triết học phương Đông; Giáo dục đạođức; LễContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong lịch sử tư tưởng nhân loại, tư tưởng của Khổng Tử có một vị trí rất đặc biệt. Sự đặcbiệt ấy không chỉ bởi những giá trị đặc sắc trong nội dung tư tưởng và tầm ảnh hưởng của nóđối với thời đại nó ra đời mà còn bởi tư tưởng Khổng Tử đã sống một cuộc sống lâu bền vàrất riêng, vượt qua khuôn khổ một thời đại, một quốc gia. Tư tưởng Khổng Tử nói riêng và tưtưởng nho giáo nói chung đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến trong suốt tiếntrình phát triển qua các triều đại phong kiến ở Trung Hoa và nhiều nước Á Đông khác trongđó có Việt Nam.Với một hệ thống những quan điểm về thế giới và đặc biệt là quan điểm nhân sinh thểhiện trong quan niệm về chính trị xã hội và luân lý đạo đức, Khổng Tử là người đã đặt nềnmóng cho sự phát triển của Nho học trong lịch sử Trung Hoa. Quan điểm về Lễ là một trongnhững nội dung chủ yếu trong quan niệm về chính trị xã hội, luân lý đạo đức của Khổng Tử.Trong học thuyết về chính trị - xã hội của Khổng Tử, Lễ được hiểu theo nhiều khía cạnh khácnhau nhưng dù ở khía cạnh nào nó cũng không vượt ra khỏi mục đích tối cao nhằm giải quyếtmột vấn đề lớn của thời đại ông là bình ổn xã hội. Khổng Tử muốn khôi phục Lễ để thực hiệnđiều Nhân nhằm bình ổn xã hội loạn lạc để quay trở lại như thời Tây Chu. Tất nhiên, từ Lễtrong nền giáo dục phong kiến đến Lễ trong nền giáo dục hiện đại đã có rất nhiều biến đổinhưng ở bất kỳ thời đại nào cũng có những giá trị được bảo tồn. Bởi vậy, hoàn toàn khôngngẫu nhiên khi người Trung Hoa suy tôn Khổng Tử là “Vạn thế sư biểu” (thầy của muônđời).Trong quá trình du nhập vào Việt Nam tư tưởng của Khổng Tử và Nho giáo từ chỗ bị đốixử thiếu thiện cảm do đi theo gót chân của kẻ xâm lược dần dần nó đã hòa nhập vào đời sốngcộng đồng bởi những nét tương đồng và không ngừng thay đổi thích ứng với văn hóa bản địa.Người Việt đã sớm tiếp biến tư tưởng Khổng Tử không chỉ bởi sự giao thoa văn hóa tự nhiênmà còn bởi sự ủng hộ và tiếp sức của giai cấp phong kiến Việt Nam qua nhiều triều đại. Tưtưởng Khổng Tử và Nho giáo, trong đó có tư tưởng về Lễ cũng như chính Khổng Tử và nhiềudanh nho khác sớm chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong nền giáo dục phong kiến và đờisống tinh thần của người Việt Nam.Trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước, nền giáo dục Việt Nam cũng có những bước chuyển mình quan trọng và đạt được mộtsố thành tựu nhất định. Tuy nhiên cùng với quá trình ấy cũng đã đưa đến một số thay đổi tiêucực trong các quan hệ xã hội. Một bộ phận học sinh có hành vi và suy nghĩ lệch lạc gây ảnhhưởng xấu đến môi trường giáo dục và báo hiệu một sự suy thoái về đạo đức và lối sống. Ởmột nền văn hóa tương đối đậm chất nho học như Việt Nam thì điều đó càng khó chấp nhậnvì nó đi ngược lại với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, Kínhtrên nhường dưới. Để phát triển một thế hệ mới trong tương lai làm chủ đất nước và thực hiệnthành công sự nghiệp phát triển đất nước bên cạnh việc giáo dục tri thức khoa học thì giáodục đạo đức có một ý nghĩa hết sức quan trọng.Tư tưởng của Khổng Tử nói chung và quan điểm về Lễ nói riêng có ý nghĩa rất lớn trongviệc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.Với những giá trị đã được thẩm định, phát triển qua thực tiễn nhiều thế kỷ cùng với sựtiếp biến linh hoạt và cho vào Lễ một hơi thở của thời đại thì nó hoàn toàn có thể giúp khôiphục và định hình một nhân cách chuẩn đối với học sinh, đặc biệt là với một bộ phận họcsinh lệch chuẩn hiện nay ở nước ta.Với những suy nghĩ đó, tôi đã làm luận văn cao học với đề tài: “Phạm trù Lễ của KhổngTử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay”.2. Tình hình nghiên cứuNho giáo nói chung và phạm trù Lễ trong triết học của Khổng Tử nói riêng là đối tượngnghiên cứu đang thu hút nhiều ngành khoa học nghiên cứu trong nhiều thế kỷ qua cho tớihiện nay, như: triết học, văn hóa học, sử học, tôn giáo học, giáo dục học, đạo đức học… Cóthể khái quát kết quả nghiên cứu đó theo ba hướng sau:Hướng thứ n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Triết học Tư tưởng Khổng Tử Triết học phương Đông Giáo dục đạođức Lễ hội truyền thốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 10
85 trang 385 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 230 0 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 1): Phần 1 - Nguyễn Đăng Thục
204 trang 228 0 0 -
Bài giảng Lịch sử tư tưởng Phương Đông - PGS.TS. Trương Văn Chung
20 trang 170 0 0 -
Sự ảnh hưởng của đạo giáo trên đồ họa tạo hình dân gian của người Dao, Cao Lan – Sán Chỉ
6 trang 89 0 0 -
11 trang 88 0 0
-
81 trang 88 1 0
-
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 2): Phần 1 - Nguyễn Đăng Thục
218 trang 77 0 0 -
Bài giảng Triết học (dành cho học viên cao học) - Đh Thủy lợi
78 trang 70 0 0 -
TIỂU LUẬN: Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông
9 trang 69 1 0 -
79 trang 58 0 0
-
18 trang 52 0 0
-
6 trang 50 0 0
-
Bài giảng Vấn đề con người trong Triết học Mác - Lênin
18 trang 48 0 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 2): Phần 2 - Nguyễn Đăng Thục
252 trang 47 0 0 -
Tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử
6 trang 45 0 0 -
Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn
11 trang 44 0 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 3): Phần 2 - Nguyễn Đăng Thục
133 trang 44 0 0 -
Đò Trên Cạn - Nhà Văn Băng Sơn
4 trang 44 0 0 -
87 trang 43 0 0