Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của văn học xô viết đối với việc xây dựng hình tượng 'con người mới' trong văn xuôi việt nam 1945 – 1975
Số trang: 91
Loại file: pdf
Dung lượng: 773.17 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong văn xuôi Việt Nam 1945 – 1975 được nghiên cứu với mục đích: Nhận chân giá trị của một hình tượng văn học. Có thể người tiếp nhận văn học hôm nay vẫn còn đánh giá hình tượng bằng việc nhận định những mặt còn tồn tại của nó nhưng với chúng tôi “con người mới” là một chân dung văn học, nó cũng có vai trò nhất định đối với việc giúp con người khám phá bản thân, khám phá cuộc sống, nhất là khi chúng ta đã ở một thời điểm khác của lịch sử nhân loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của văn học xô viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong văn xuôi việt nam 1945 – 1975 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________ Đỗ Thị Thùy DươngChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu Đời sống văn học mỗi thời đại có những dấu ấn của nó đối với tiến trìnhchung của văn học mỗi dân tộc. Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã được tổngkết nhưng nó không liền một mạch trong bối cảnh tiếp xúc như văn học thờitrung đại. Trong toàn tiến trình của văn học Việt ở thời hiện đại, văn học giaiđoạn 1945 – 1975 diễn tiến trong điều kiện bất thường (chiến tranh giải phóngdân tộc), lực lượng văn hóa được tiếp xúc cũng khác (văn hóa “phe” xã hộichủ nghĩa). Hoàn cảnh này khác với thời phong kiến và cũng khác cả với ngótnăm mươi năm đầu thế kỉ XX. Ở các mốc thời gian đã nêu, văn học Việt chấpnhận sự phụ thuộc vào bên ngoài, đến thời kì mới này, chúng ta lại chủ độngtiếp nhận luồng gió mới đến từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng MườiNga: văn hóa, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong phạm vi và nhiệm vụ đặt ra cho mình, văn học hiện thực xã hộichủ nghĩa đã đi đến cùng những tín điều của nó. Vì thế mà nó không tránhkhỏi những vết đổ, những khiếm khuyết. Thực ra thì mỗi thời kì văn học,cùng với thế ưu trội của nó, người ta luôn phát hiện thấy những mặt chưađược, đó như là một quy luật trong đời sống văn học. Văn học giai đoạn 1945– 1975 của ta cũng thế. Vấn đề này Trần Ngọc Vượng đã từng đề cập: “Nềnvăn học của chúng ta, ở một ý nghĩa nào đó, được đẩy tới từ phía sau, từquán tính lịch sử, với cả những đặc trưng, nét độc đáo, và cả bởi nhữngphương diện yếu kém và hạn chế của nó” [83, tr.46-47]. Đánh giá một giaiđoạn văn học phải có tiêu chí, chúng tôi đồng tình với các tiêu chí mà NguyễnVăn Long đã đề nghị trong cuốn sách Văn học Việt Nam trong thời đại mới: - Tác dụng của văn học với thời đại, nói khác đi, là sự đáp ứng của vănhọc đối với những đòi hỏi bức thiết của thời đại. - Giá trị mà văn học mang đến cho con người ở mọi thời đại, nói cáchkhác, là tính nhân loại phổ quát của nó. - Vai trò của văn học trong tiến trình chung, nghĩa là nó có kế thừatruyền thống văn học dân tộc, văn học nhân loại để tạo nên chỗ đứng chomình một mặt vẫn thúc đẩy văn học đi lên hay không? Cho đến nay, khi đã ở một thế kỉ mới, giới nghiên cứu văn học cũng đãgiải quyết được vấn đề đánh giá văn học cách mạng Việt Nam trong hai cuộcchiến lớn ở thế kỉ XX dựa trên những tiêu chí trên, đặc biệt là trong điều kiệntừ sau quá trình Đổi mới văn học (Đại hội VI của Đảng – 1986). Rất nhiềucông trình có giá trị góp tiếng nói tích cực cho việc nhìn nhận những bước đicủa văn học dân tộc. Tuy nhiên, đánh giá thành tựu của một giai đoạn văn học còn xem xétđến đóng góp của các thể loại văn học, trên chân dung tinh thần của nó, chândung đó không gì khác là hình ảnh con người trên các trang viết. Theo chúngtôi, con người mới trong văn học cách mạng Việt Nam và văn học Xô-viết cónhững điểm riêng biệt cần được ghi nhận lại, nhất là nhìn từ giác độ củangười tiếp cận văn học trong thời bình và dưới góc độ văn hóa. Với tư cách làmột chân dung văn học, con người mới cần được đánh giá như chúng ta đãtừng đánh giá các nhân vật của văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phángiai đoạn trước 1945. Do vậy, tiến hành khảo sát đề tài Ảnh hưởng của vănhọc Xô viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong vănxuôi Việt Nam 1945 – 1975 chúng tôi cũng không nằm ngoài mục đích nhậnchân giá trị của một hình tượng văn học. Có thể người tiếp nhận văn học hômnay vẫn còn đánh giá hình tượng bằng việc nhận định những mặt còn tồn tạicủa nó nhưng với chúng tôi “con người mới” là một chân dung văn học, nócũng có vai trò nhất định đối với việc giúp con người khám phá bản thân,khám phá cuộc sống, nhất là khi chúng ta đã ở một thời điểm khác của lịch sửnhân loại. Vấn đề được mang ra bàn bạc của chúng tôi lại không phải là nhân vậttrong tất cả các thể loại văn học mà chỉ ở phạm vi của văn xuôi. Với chúngtôi, con người trong văn xuôi cách mạng phong phú hơn, đa diện hơn so vớicon người trong thơ ca (mặc dù vẫn phải thừa nhận hai thể loại này có côngkhông nhỏ đối với quá trình vận động của văn học dân tộc và lịch sử dân tộc).Với tư cách là một trong những thể loại “chủ lực” của văn học cách mạng dântộc ta, văn xuôi khoảng 30 năm đấu tranh chống ngoại xâm đã để lại nhữnghình tượng đẹp mà ở thời bình này chúng ta cần khám phá lại, cần đúc rútnhững kinh nghiệm quý báu (mà trong giới hạn của những cuộc chiến kéo dàivăn học dân tộc không tránh khỏi n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của văn học xô viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong văn xuôi việt nam 1945 – 1975 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________ Đỗ Thị Thùy DươngChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu Đời sống văn học mỗi thời đại có những dấu ấn của nó đối với tiến trìnhchung của văn học mỗi dân tộc. Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã được tổngkết nhưng nó không liền một mạch trong bối cảnh tiếp xúc như văn học thờitrung đại. Trong toàn tiến trình của văn học Việt ở thời hiện đại, văn học giaiđoạn 1945 – 1975 diễn tiến trong điều kiện bất thường (chiến tranh giải phóngdân tộc), lực lượng văn hóa được tiếp xúc cũng khác (văn hóa “phe” xã hộichủ nghĩa). Hoàn cảnh này khác với thời phong kiến và cũng khác cả với ngótnăm mươi năm đầu thế kỉ XX. Ở các mốc thời gian đã nêu, văn học Việt chấpnhận sự phụ thuộc vào bên ngoài, đến thời kì mới này, chúng ta lại chủ độngtiếp nhận luồng gió mới đến từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng MườiNga: văn hóa, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong phạm vi và nhiệm vụ đặt ra cho mình, văn học hiện thực xã hộichủ nghĩa đã đi đến cùng những tín điều của nó. Vì thế mà nó không tránhkhỏi những vết đổ, những khiếm khuyết. Thực ra thì mỗi thời kì văn học,cùng với thế ưu trội của nó, người ta luôn phát hiện thấy những mặt chưađược, đó như là một quy luật trong đời sống văn học. Văn học giai đoạn 1945– 1975 của ta cũng thế. Vấn đề này Trần Ngọc Vượng đã từng đề cập: “Nềnvăn học của chúng ta, ở một ý nghĩa nào đó, được đẩy tới từ phía sau, từquán tính lịch sử, với cả những đặc trưng, nét độc đáo, và cả bởi nhữngphương diện yếu kém và hạn chế của nó” [83, tr.46-47]. Đánh giá một giaiđoạn văn học phải có tiêu chí, chúng tôi đồng tình với các tiêu chí mà NguyễnVăn Long đã đề nghị trong cuốn sách Văn học Việt Nam trong thời đại mới: - Tác dụng của văn học với thời đại, nói khác đi, là sự đáp ứng của vănhọc đối với những đòi hỏi bức thiết của thời đại. - Giá trị mà văn học mang đến cho con người ở mọi thời đại, nói cáchkhác, là tính nhân loại phổ quát của nó. - Vai trò của văn học trong tiến trình chung, nghĩa là nó có kế thừatruyền thống văn học dân tộc, văn học nhân loại để tạo nên chỗ đứng chomình một mặt vẫn thúc đẩy văn học đi lên hay không? Cho đến nay, khi đã ở một thế kỉ mới, giới nghiên cứu văn học cũng đãgiải quyết được vấn đề đánh giá văn học cách mạng Việt Nam trong hai cuộcchiến lớn ở thế kỉ XX dựa trên những tiêu chí trên, đặc biệt là trong điều kiệntừ sau quá trình Đổi mới văn học (Đại hội VI của Đảng – 1986). Rất nhiềucông trình có giá trị góp tiếng nói tích cực cho việc nhìn nhận những bước đicủa văn học dân tộc. Tuy nhiên, đánh giá thành tựu của một giai đoạn văn học còn xem xétđến đóng góp của các thể loại văn học, trên chân dung tinh thần của nó, chândung đó không gì khác là hình ảnh con người trên các trang viết. Theo chúngtôi, con người mới trong văn học cách mạng Việt Nam và văn học Xô-viết cónhững điểm riêng biệt cần được ghi nhận lại, nhất là nhìn từ giác độ củangười tiếp cận văn học trong thời bình và dưới góc độ văn hóa. Với tư cách làmột chân dung văn học, con người mới cần được đánh giá như chúng ta đãtừng đánh giá các nhân vật của văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phángiai đoạn trước 1945. Do vậy, tiến hành khảo sát đề tài Ảnh hưởng của vănhọc Xô viết đối với việc xây dựng hình tượng “con người mới” trong vănxuôi Việt Nam 1945 – 1975 chúng tôi cũng không nằm ngoài mục đích nhậnchân giá trị của một hình tượng văn học. Có thể người tiếp nhận văn học hômnay vẫn còn đánh giá hình tượng bằng việc nhận định những mặt còn tồn tạicủa nó nhưng với chúng tôi “con người mới” là một chân dung văn học, nócũng có vai trò nhất định đối với việc giúp con người khám phá bản thân,khám phá cuộc sống, nhất là khi chúng ta đã ở một thời điểm khác của lịch sửnhân loại. Vấn đề được mang ra bàn bạc của chúng tôi lại không phải là nhân vậttrong tất cả các thể loại văn học mà chỉ ở phạm vi của văn xuôi. Với chúngtôi, con người trong văn xuôi cách mạng phong phú hơn, đa diện hơn so vớicon người trong thơ ca (mặc dù vẫn phải thừa nhận hai thể loại này có côngkhông nhỏ đối với quá trình vận động của văn học dân tộc và lịch sử dân tộc).Với tư cách là một trong những thể loại “chủ lực” của văn học cách mạng dântộc ta, văn xuôi khoảng 30 năm đấu tranh chống ngoại xâm đã để lại nhữnghình tượng đẹp mà ở thời bình này chúng ta cần khám phá lại, cần đúc rútnhững kinh nghiệm quý báu (mà trong giới hạn của những cuộc chiến kéo dàivăn học dân tộc không tránh khỏi n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Ảnh hưởng của văn học Xô Viết Con người mới Sự ra đời của nền Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam Vai trò Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 376 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 342 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 231 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 137 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0