Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại - Vi Thị Thanh Huệ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 390.90 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học "Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại" của Vi Thị Thanh Huệ trình bày khái quát về thể kí, thể kí trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nghiên cứu hiện thực cuộc sống con người và thiên nhiên qua bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nghiên cứu một số đặc sắc nghệ thuật trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại - Vi Thị Thanh Huệ Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại Vi Thị Thanh Huệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Đức Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Khái quát về thể kí, thể kí trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nghiên cứu hiện thực cuộc sống con người và thiên nhiên qua bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nghiên cứu một số đặc sắc nghệ thuật trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Keywords. Văn học Việt Nam; Bút kí; Truyện kíContent MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong văn xuôi, thể kí văn học đã xác lập cho mình một vị trí quan trọng bởi những đặcđiểm khả năng có tính ưu trội của mình. Là thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén kí đã lôicuốn khơi gợi lòng tin nơi độc giả bằng việc phản ánh chân thật hiện thực đời sống. Khámphá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng quan niệm có ý nghĩa đối với đờisống hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc con người…ta có thể thấy, kí là nơi gặp gỡcủa những nhân tố: trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực… Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) là một trong những tác giả tiêu biểu có nhiều đónggóp quan trọng đối với sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. HPNT đã tìm thấythể loại phù hợp để chuyển tải hết những cảm xúc suy tư trăn trở của một đời cầm bút. Là nhàvăn thể nghiệm sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, kí, nhàn đàm…thể loại nào ôngcũng gặt hái được những thành công nhất định nhưng nhắc đến sáng tác của ông đầu tiênngười ta thường nhớ tới là các tác phẩm kí đầy ám ảnh có sức lay động lòng người. Kí củaHPNT được coi là những sáng tạo tiêu biểu gắn liền với quá trình vận động phát triển của vănhọc với hiện thực đấu tranh, xây dựng, phát triển của đất nước, dân tộc, con người Việt Namhiện đại. Lí do của việc lựa chọn đề tài này bởi vì chúng tôi là giáo viên dạy môn Văn ở THPT.Sách giáo khoa lớp 12 có in tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một trong những tácphẩm kí xuất sắc nhất của HPNT nói riêng và trong nền văn học nước ta nói chung. Tácphẩm lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở trường THPT và đã nhận được sự hưởng ứng,thích thú của nhiều giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, một tác phẩm hay đôi khi lại không dễdạy, không dễ học. Vì thế, bên cạnh những thích thú, yêu mến nhất định, nhiều thầy, cô giáovà học sinh còn gặp khó khăn trong cách cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bài kí. Đi nghiêncứu sâu về kí của HPNT sẽ hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy bộ môn ởTHPT. Đồng thời, xuất phát từ tình cảm yêu mến trân trọng tài năng và tâm hồn nhà văn, ấntượng với sự linh hoạt hiện đại của thể kí trong nền văn xuôi hiện đại chúng tôi đã lựa chọn đisâu nghiên cứu đề tài: Đặc điểm kí của HPNT dưới góc nhìn thể loại. 2. Lịch sử vấn đề Hiện nay các công trình nghiên cứu về HPNT khá phong phú và nhiều cấp bậc, từ cáccông trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí cho đến luận văn, luận án tiến sĩ. Hầu hếtcác bài viết công trình đều thể hiện sự dày công và nghiêm túc trong nghiên cứu và bày tỏtình cảm đặc biệt mến mộ tài năng, tâm hồn của HPNT đã được thể hiện qua những sáng táccủa ông. Tạp chí sông Hương đã đăng tương đối nhiều bài viết liên quan đến sáng tác của HPNTnhư của Trần Hoàng, Đông Hà, Lê Thị Hường, Đặng Nhật Minh, Trần Thuỳ Mai, Trần ThịThu Nga…Tạp chí Cửa Việt có đăng công trình nghiên cứu khoa học của Lê Đức Dục, NgôMinh Hiền… Nhìn chung, đọc tiêu đề các bài viết ta đã có thể phần nào hình dung giá trị củanhững sáng tác cũng như vẻ đẹp tâm hồn của tác giả HPNT. Các bài viết thể hiện sự tìm tòinghiên cứu công phu, sự am hiểu sâu sắc sáng tác của HPNT ở một trong những khía cạnhnhư: thiên nhiên, chất Huế, hình ảnh biểu tượng, yếu tố văn hoá, tâm linh, tính cách…Đó lànhững phát hiện đặc sắc có giá trị chiều sâu song chưa thực sự mang tính bao quát. Hiện nay, tương đối nhiều sinh viên học viên ở một số trường đại học lựa chọn nghiêncứu các sáng tác của HPNT để làm luận văn, luận án, Đi tìm hiểu vấn đề chúng tôi thấy ở mỗicông trình nghiên cứu đều ghi nhận giá trị từ những trang kí của HPNT cũng như đóng gópcủa ông đối với thể kí nói riêng và văn học nói chung. Khi đọc qua tên đề tài ta cảm tưởngnhư có sự trùng lặp nội dung nhưng thực chất ngoài những vấn đề mà mọi công trình đềuthừa nhận, chung quan điểm khi đánh giá, ta cần ghi nhận có những cố gắng tìm tòi phát hiệnriêng trong mỗi công trình. Chính điều đó đã bồi đắp cho kí của HPNT những giá trị mới, mởra nhiều cánh cửa để bạn đọc tiếp cận với tác phẩm kí của ông. Nghiên cứu Đặc điểm kí của HPNT dưới góc nhìn thể loại không phải là vấn đề thực sựmới mẻ song là điều cần thiết bởi ở mỗi đề tài đều đem lại cơ hội tiếp cận, nghiên cứu sâuvấn đề cho người tham gia nghiên cứu. Đây là điều kiện giúp ta đi sâu hiểu đặc trưng làm nêngiá trị độc đáo cho thể kí bằng những lí luận, thống kê mang tính khoa học.Việc nghiên cứunày cũng giúp ta có cái nhìn tổng thể toàn diện về giá trị tác phẩm kí của HPNT cũng như tìmthấy những giá trị mới trong tác phẩm của ông. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Chất trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực, những nhântố mới làm nên giá trị và phong cách riêng cho kí của HPNT khi soi chiếu dưới góc độ đặctrưng thể loại là những vấn đề cơ bản mà luận văn lựa chọn trình bày. Kí của HPNT không phải là một thể loại thuần nhất. Trong sáng tác của ông ghi nhậncó sự giao thoa, thâm nhập của nhiều tiểu loại khác nhau như: tuỳ bút, bút kí, nhàn đàm,truyện kí…Nhắc đến ông độc giả thường chú ý nhiều đế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: