Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Yến Lan

Số trang: 130      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Yến Lan gồm có 3 chương bao gồm những nội dung về bước đường sáng tạo nghệ thuật của Yến Lan; hình tượng nghệ thuật trong thơ Yến Lan; các phương thức biểu hiện trong thơ Yến Lan. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Yến Lan BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Lê Thị ThểĐẶC ĐIỂM THƠ YẾN LANChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1. …. Mà ông lão say trăng đầu gối sách Để thuyền hồn bơi khỏi Bến My Lăng Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách Gọi đò - thôi, run rẩy cả ngành trăng… … Bến My Lăng ấy ở đâu? Câu hỏi ấy đã vang lên trong tâm trí của biết baongười khi tiếp xúc với thi phẩm ấy. Tiếng gọi đò ngày ấy, chỉ tiếng gọi đò - thôi màrun rẩy cả ngành trăng dội vào tâm trí tuổi thơ, đi suốt cả cuộc đời của thi sĩ nhưmột nối niềm khắc khoải, đớn đau, oán trách và cũng tiếng gọi đò ấy thôi neo lòngngười lại với Bến My Lăng. Những ai yêu thơ, đã một lần lướt qua khu vườn Thơ mớingày ấy dường như đã để lòng mình lại, vương vấn Bến My Lăng, để tiếng gọi đò khắckhoải ấy dẫn mình đến với chàng thi sĩ tài hoa xứ Đồ Bàn cũ, đến với Yến Lan. Có cáigì đó như thật bất công, khi mà nếu hỏi Yến Lan là ai thì chắc câu trả lời không sẵn có,nhưng nếu bảo rằng đó là tác giả Bến My Lăng thì họ liền À… thích thú. Phải chăngđó là sự bất công hay nói như Chế Lan Viên Có nhiều lí do. Nhưng thơ là cái đẹp lặngim, đi lầm lũi trong im lặng [110, tr.10] thế nên thi sĩ ấy như một kiếp tằm, rút ruộtnhả cho đời những sợi tơ óng ánh để rồi mình lặng im hóa kiếp chẳng ai hay, chỉ biếtrằng mình hoàn thành nhiệm vụ trả nợ dâu và thanh thản! Yến Lan là thế chăng? Màsuốt gần trọn một thế kỷ dâng hiến cho đời biết bao khúc nhạc lòng mà người đờidường như cố tình hờ hững. Điều đó cho thấy trong suốt một thời gian dài, tên tuổi vàsự nghiệp thơ văn của Yến Lan dường như bị lãng quên. Cho đến những năm gần đâytác phẩm của ông - sau khi vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian - đã đượctuyển chọn, in trong hàng loạt các tuyển tập những bài thơ hay, những câu thơ tài hoaViệt Nam, những bài thơ tiêu biểu của thơ ca - đặc biệt là Thơ mới Việt Nam giai đoạn1932 - 1945. Không chỉ có vậy, sự ghi nhận về thành quả hoạt động nghệ thuật củaYến Lan còn ở giải thưởng Xuân Diệu - Đào Tấn của hội văn học nghệ thuật tỉnh BìnhĐịnh 1997 cho tập thơ Cầm chân hoa; giải thưởng cấp nhà nước năm 2007 cho các tậpthơ từ sau 1945: Nhữmg ngọn đèn, Tôi đến tôi yêu, Lẵng hoa hồng. Tuy nhiên, việcnghiên cứu và xuất bản thơ Yến Lan vẫn còn quá ít ỏi chưa xứng với những đóng gópcủa ông cho thi ca dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu thơ ca Yến Lan để góp phần xác địnhvị trí vốn có và những đóng góp của ông trong nền thi ca nước nhà là việc làm cầnthiết. 1.2. Nghiên cứu một tác gia văn học không chỉ dừng lại ở việc xác định vị trícá nhân của tác gia ấy. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều thuộc về một giai đoạn lịch sử nhấtđịnh. Bởi vậy nghiên cứu tác gia văn học còn có ý nghĩa không nhỏ về mặt lịch sử vănhọc. Khám phá về đặc điểm thơ Yến Lan vì thế góp phần giúp cho việc hình dung diệnmạo thơ Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc, qua những biến cố lịch sử cũnglà một việc làm cần thiết và quan trọng. 1.3.Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tích lũy được nhiều hơn tri thứckhoa học và phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảngdạy thơ ca sau này. 2 . Lịch sử vấn đề Yến Lan tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh năm 1916, mất năm 1998, quê quánxã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cuộc đời trải dài gần suốt thế kỷ XX,qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đời thơ của Yến Lan bắt đầu từ rấtsớm, 16, 17 tuổi Yến Lan đã nổi tiếng với bài thơ Bến My Lăng và chỉ chịu dừng lạitrước khi ông về cõi vĩnh hằng độ mươi ngày. Trải qua những lúc hưng thịnh khácnhau nhưng nhắc đến Yến Lan là người ta nhắc ngay đến Bến My Lăng ngày trướccũng như những thi phẩm - tình cảm máu thịt của ông đối với quê hương Bình Định vàđồng thời người đọc cũng không quên được những dòng tứ tuyệt tuyệt vời mà ông đãsay đắm gửi trao cho tới ngày nhắm mắt. Tuy nhiên, như trên đã nói, Yến Lan là mộttác giả văn học ít được nghiên cứu. Những ý kiến, nhận định về thơ Yến Lan thườngrải rác tản mạn. Chúng tôi xin điểm lại những nhận định cơ bản về thơ Yến Lan quanhững giai đoạn sau: 2.1. Những ý kiến nhận định trước 1945 2.1.1 Chế Lan Viên, Bến My Lăng, tập thơ đầu của Yến Lan, đăng trên tiểuthuyết thứ Năm ngày 11/ 5/1939. Nhận định về sự xuất hiện của Yến Lan trên thi đàn qua tập Bến My Lăng,Chế viết : Hình như mặt trời sắp mọc - không, hình dung như mặt trăng thì đú ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: