Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Số trang: 100
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.13 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn giới thiệu tới các bạn về tiểu thuyết phong tục trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945; bức tranh phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn; nghệ thuật miêu tả phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Minh TuyếnChuyên ngành : Lý luận văn họcMã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANHThành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩNguyễn Hoài Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo cũngnhư sự giúp đỡ, tạo điều kiện của phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để tôi có thể hoàn thành khóahọc, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân tronggia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt mọi khó khăn hoàn thành khóa họcvà luận văn. Tác giả luận văn Phạm Thị Minh Tuyến MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Năm 1990, khi trả lời những câu hỏi xung quanh vấn đề về Tự lực văn đoàn, nhà thơ Lưu TrọngLư đã khẳng định: “Điều tôi muốn lưu ý là phải tìm ở họ cái gì của Việt Nam”. Tự lực văn đoàn là tên gọi của một nhóm các nhà văn, nhà thơ xuất hiện trên văn đàn Việt Namtừ năm 1932. Tính đến nay đã được trên bảy thập niên, vậy mà cái tên Tự lực văn đoàn với những sángtác văn chương của họ vẫn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Số lượng công trìnhnghiên cứu, bài tham luận về Tự lực văn đoàn có thể nói là vô cùng phong phú. Cụ thể hơn, nhóm vănđoàn này đã được nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều góc độ như: chính trị - xã hội, tôn giáo, phươngpháp sáng tác, thi pháp học, dân tộc học, văn hóa học … Nội dung phong tục trong tiểu thuyết Tự lựcvăn đoàn cũng đã được ít nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, cho đến nay nội dung này vẫnchưa được nghiên cứu một cách hệ thống, chưa được lý giải và phân tích cặn kẽ, và đặc biệt là ít đượctiếp cận dưới góc độ văn hóa học. Hơn nữa, trong những năm gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc, hướng đến mục tiêu “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bảnsắc dân tộc” cũng là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện luận văn: “Đề tài phong tục Việt Nam trongtiểu thuyết Tự lực văn đoàn”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểunhững vấn đề phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn để có thể hiểu thêm về con người, xã hộiViệt Nam vào những năm 1930 – 1945, thời kì bắt đầu của quá trình mở rộng giao lưu với phươngTây, để nhận ra đâu là những truyền thống tốt đẹp của cha ông mà hôm nay chúng ta cần giữ gìn vàphát huy, đâu là những hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ. Thực hiện đề tài này, chúng tôi rất muốn đượcgóp thêm ít sức mình vào công cuộc “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” qua việc kiếm tìm“cái gì của Việt Nam” trong thành tựu tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về lịch sử quá trình nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dưới góc độ văn hóa, xã hội vàphong tục, ta có thể phân chia thành ba thời kì: Thời kì trước 1945: Năm 1939, trong cuốn Dưới mắt tôi của Trương Chính, các tác phẩm Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,Tối tăm của Nhất Linh; Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình của Khái Hưng …đều đã được tác giả công trình nghiên cứu xem xét dưới quan điểm đạo đức xã hội. Cụ thể, sau khiphân tích nội dung tác phẩm Đoạn tuyệt, Trương Chính kết luận: “Ngoài những hạt bụi ấy, Đoạn tuyệtlà một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có một giá trị xã hội. Nó còncó một giá trị tâm lý không ai chối cãi được” 26, tr. 302. Hay mở đầu bài nghiên cứu tiểu thuyếtLạnh lùng, ông viết: “Lạnh lùng là mũi tên độc thứ hai ông Nhất Linh bắn vào đích ông nhắm: Khổnggiáo” 26, tr. 303. Về các sáng tác của Khái Hưng, nhà nghiên cứu Trương Chính cũng đã ghi nhận sựđóng góp của nó về mặt chống lại chế độ đại gia đình: “Nửa chừng xuân là cuốn truyện ghi sự phấnđấu giữa cá nhân và chế độ ấy. Tác giả biện luận cho quan điểm nhân sinh mới và công bố sự bất hợpthời của những tập quán do nền luân lý cổ truyền tạo ra” 26, tr. 313. Đến năm 1941, trong công trình nghiên cứu Ba mươi năm văn học, Mộc Khuê bàn về tiểuthuyết quốc ngữ Việt Nam. Nhà nghiên cứu này đã chia tiểu thuyết thành chín loại. Sau đó, ông lầnlượt đi vào từng loại và giới thiệu những nhà văn cùng với một vài tác phẩm tiêu biểu. Đến loại tiểuthuyết phong tục, ông cho rằng: “Phong tục tiểu thuyết về miền thượng du Bắc Kỳ của Lan Khai(Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn, Truyện lạ đường rừng), về ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Minh TuyếnChuyên ngành : Lý luận văn họcMã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANHThành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩNguyễn Hoài Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo cũngnhư sự giúp đỡ, tạo điều kiện của phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để tôi có thể hoàn thành khóahọc, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân tronggia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt mọi khó khăn hoàn thành khóa họcvà luận văn. Tác giả luận văn Phạm Thị Minh Tuyến MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Năm 1990, khi trả lời những câu hỏi xung quanh vấn đề về Tự lực văn đoàn, nhà thơ Lưu TrọngLư đã khẳng định: “Điều tôi muốn lưu ý là phải tìm ở họ cái gì của Việt Nam”. Tự lực văn đoàn là tên gọi của một nhóm các nhà văn, nhà thơ xuất hiện trên văn đàn Việt Namtừ năm 1932. Tính đến nay đã được trên bảy thập niên, vậy mà cái tên Tự lực văn đoàn với những sángtác văn chương của họ vẫn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Số lượng công trìnhnghiên cứu, bài tham luận về Tự lực văn đoàn có thể nói là vô cùng phong phú. Cụ thể hơn, nhóm vănđoàn này đã được nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều góc độ như: chính trị - xã hội, tôn giáo, phươngpháp sáng tác, thi pháp học, dân tộc học, văn hóa học … Nội dung phong tục trong tiểu thuyết Tự lựcvăn đoàn cũng đã được ít nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, cho đến nay nội dung này vẫnchưa được nghiên cứu một cách hệ thống, chưa được lý giải và phân tích cặn kẽ, và đặc biệt là ít đượctiếp cận dưới góc độ văn hóa học. Hơn nữa, trong những năm gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc, hướng đến mục tiêu “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bảnsắc dân tộc” cũng là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện luận văn: “Đề tài phong tục Việt Nam trongtiểu thuyết Tự lực văn đoàn”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểunhững vấn đề phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn để có thể hiểu thêm về con người, xã hộiViệt Nam vào những năm 1930 – 1945, thời kì bắt đầu của quá trình mở rộng giao lưu với phươngTây, để nhận ra đâu là những truyền thống tốt đẹp của cha ông mà hôm nay chúng ta cần giữ gìn vàphát huy, đâu là những hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ. Thực hiện đề tài này, chúng tôi rất muốn đượcgóp thêm ít sức mình vào công cuộc “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” qua việc kiếm tìm“cái gì của Việt Nam” trong thành tựu tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về lịch sử quá trình nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dưới góc độ văn hóa, xã hội vàphong tục, ta có thể phân chia thành ba thời kì: Thời kì trước 1945: Năm 1939, trong cuốn Dưới mắt tôi của Trương Chính, các tác phẩm Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,Tối tăm của Nhất Linh; Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình của Khái Hưng …đều đã được tác giả công trình nghiên cứu xem xét dưới quan điểm đạo đức xã hội. Cụ thể, sau khiphân tích nội dung tác phẩm Đoạn tuyệt, Trương Chính kết luận: “Ngoài những hạt bụi ấy, Đoạn tuyệtlà một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có một giá trị xã hội. Nó còncó một giá trị tâm lý không ai chối cãi được” 26, tr. 302. Hay mở đầu bài nghiên cứu tiểu thuyếtLạnh lùng, ông viết: “Lạnh lùng là mũi tên độc thứ hai ông Nhất Linh bắn vào đích ông nhắm: Khổnggiáo” 26, tr. 303. Về các sáng tác của Khái Hưng, nhà nghiên cứu Trương Chính cũng đã ghi nhận sựđóng góp của nó về mặt chống lại chế độ đại gia đình: “Nửa chừng xuân là cuốn truyện ghi sự phấnđấu giữa cá nhân và chế độ ấy. Tác giả biện luận cho quan điểm nhân sinh mới và công bố sự bất hợpthời của những tập quán do nền luân lý cổ truyền tạo ra” 26, tr. 313. Đến năm 1941, trong công trình nghiên cứu Ba mươi năm văn học, Mộc Khuê bàn về tiểuthuyết quốc ngữ Việt Nam. Nhà nghiên cứu này đã chia tiểu thuyết thành chín loại. Sau đó, ông lầnlượt đi vào từng loại và giới thiệu những nhà văn cùng với một vài tác phẩm tiêu biểu. Đến loại tiểuthuyết phong tục, ông cho rằng: “Phong tục tiểu thuyết về miền thượng du Bắc Kỳ của Lan Khai(Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn, Truyện lạ đường rừng), về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Đề tài phong tục Việt Nam Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn Phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Văn học Việt Nam Bức tranh phong tục trong tiểu thuyếtTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 377 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 342 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 279 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 236 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 169 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 140 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 140 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 133 0 0