Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam bộ

Số trang: 254      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 254,000 VND Tải xuống file đầy đủ (254 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam bộ giới thiệu tới các bạn những nội dung về bối cảnh văn hóa của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ và vấn đề thể loại; tình hình nguồn tư liệu và vấn đề sưu tầm, khảo cứu tư liệu; truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ dưới góc độ văn hoá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Vũ Lam GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỰC TIỄNTRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN KHMER NAM BỘ PHỤ LỤC Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Khoa học là công việc của một cá nhân nhưng nếu chỉ có sự nỗ lựccủa bản thân, có thể chân lí sẽ không được chạm đến một cách toàn diện. Dođó, luận văn thạc sĩ văn học với đề tài Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyệncười Khmer Nam Bộ dù đứng tên của cá nhân tôi nhưng đằng sau những conchữ là đầy ắp những tấm lòng của những người đã âm thầm giúp đỡ, hỗ trợ vàcộng tác. Trước hết, xin được cảm ơn gia đình và bà con dân tộc Khmer ở SócTrăng nói riêng và các tỉnh Nam Bộ nói chung đã tận tình giúp đỡ khi chúngtôi đi sưu tầm, điền dã. Công trình này không chỉ có ích cho bản thân tôi màcòn là lời tri ân đối với bà con đã hỗ trợ trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô của Khoa Ngữ văn, cán bộphòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đãhướng dẫn và giúp đỡ về mặt tri thức trong quá trình giảng dạy cũng như vềmặt kĩ thật trong quá trình thực hiện luận văn. Và sau cùng, xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến tiến sĩ HồQuốc Hùng, người thầy đã tận tuỵ hướng dẫn tôi trong một năm sưu tầm,nghiên cứu và thực hiện luận văn. Thầy không chỉ là người trực tiếp đặt bútvào sửa chữa những câu từ còn thô vụng mà quan trọng hơn là người đã địnhhướng và chỉ ra những vấn đế có tầm chiến lược giúp tôi vượt qua những khókhăn trong quá trình thực hiện./. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó có tộc người Khmer tồn tại lâu đời ở vùngNam Bộ. Trong quá trình giao lưu với người Việt, người Hoa, người Chăm, tộc người Khmer ởnơi đây một mặt đã thể hiện và lưu giữ những nét đẹp thuộc về bản sắc văn hóa của dân tộcmình, mặt khác cũng tiếp thu những nét văn hóa của các dân tộc anh em cùng cộng cư trongkhông gian sinh tồn ở phía Nam của tổ quốc. Do đó, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộcKhmer với các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, …bộc lộ trên nhiều lĩnh vực văn hóa vật thể lẫn vănhóa phi vật thể. Trong đời sống văn hoá của người Khmer Nam Bộ, truyện cười chiếm một vị trí nhấtđịnh. Đồng bào Khmer vốn tin vào duyên nghiệp, cả cuộc đời siêng năng làm lụng nhưng mụcđích cuối cùng là cầu mong sự an bình dưới chân đức Phật. Bóng dáng nhà chùa che mát tâmhồn của mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa trần. Do vậy trong đời sốngnông nghiệp còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan, hướng về cõi cựclạc. Họ mở rộng lòng mình với mọi người, mọi dân tộc anh em. Tiếng cười dân gian một phầnnào đó giúp họ giải khuây sau những vụ mùa cực nhọc, mặt khác tiếng cười trong văn hoá dângian còn là nơi người Khmer thể hiện tư tưởng, quan niệm sống của mình. Truyện cười là thể loại tự sự dân gian có tính xã hội và ý nghĩa thực tiễn cao, nó diễn rahằng ngày, mang hơi thở của cái thường nhật, khác với không gian thẩm mĩ của thần thoại,truyền thuyết hay cổ tích vốn là những thể loại có nội dung phản ánh với độ lùi của thời gian rấtxa. Do đó, truyện cười cũng đồng thời ghi nhận được cả sự biến đổi do quá trình phát triển vàgiao lưu văn hóa trong đời sống xã hội. Văn học dân gian tộc người Khmer vùng Nam Bộ trước đây đã được sưu tầm và nghiêncứu trong nhiều công trình. Việc phân lập hệ thống các thể loại văn học và tìm hiểu các thể loạiThần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích đã được nhiều tác giả thực hiện. Tuy nhiên, việc đi sâu vàonghiên cứu có tính hệ thống từng thể loại vẫn còn ít được chú trọng. Trên bình diện nghiên cứu về văn hoá Nam Bộ lâu nay, theo nhận định của nhóm tác giảTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trongđề án nghiên cứu khoa học trọng điểm Những vấn đề xã hội-nhân văn khu vực Nam Bộ giaiđoạn 2005-2010, thì các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều hơn các vấn đề văn hóa xã hội.Nhưng nếu xét kĩ thì nhiều vấn đề kinh tế xã hội lại có nguyên nhân từ khía cạnh văn hóa. Dovậy, tiếp tục phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc ở vùng Nam Bộ, trong đó có tộc người Khmerlà một nhiệm vụ hàng đầu và là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng để giải quyết nhiềuvấn đề khác có liên quan. Luận văn này cũng lấy nền tảng từ hướng nghiên cứu nêu trên.2. Lịch sử vấn đề Văn học dân gian Khmer Nam Bộ được sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn so với văn họcdân gian các dân tộc thiểu số khác. Năm 1983, trong lời giới thiệu cho cuốn Truyện cổ Khơ meNam ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: