Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Lá số tiền định của Kim Lăng thập nhị kim thoa trong Hồng lâu mộng

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.54 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 100,000 VND Tải xuống file đầy đủ (100 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Lá số tiền định của Kim Lăng thập nhị kim thoa trong Hồng lâu mộng nêu lên những nội dung về Hồng lâu mộng trong bối cảnh tiểu thuyết Minh - Thanh; những lá số tiền định của Kim Lăng thập nhị kim thoa; thập nhị kim thoa trong thế giới hiện thực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Lá số tiền định của Kim Lăng thập nhị kim thoa trong Hồng lâu mộng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHU CHIÊU LINH LÁ SỐ TIỀN ĐỊNH CỦA KIM LĂNG THẬP NHỊ KIM THOA TRONG HỒNG LÂU MỘNG Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN  Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.  Tôi xin chân thành cảm ơn: - Các giáo sư đã giảng dạy, - Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, - Quý Thầy Cô khoa Trung Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, - Ban Chủ nhiệm cùng quý Thầy Cô khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, - Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. CHU CHIÊU LINH TÀO TUYẾT CẦN (1715? – 1763?) CAO NGẠC (1738? – 1815?) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tào Tuyết Cần sáng tác Hồng lâu mộng không nhằm mục đích tạo dấu ấn riêng trên bức tường của sự lãng quên. Nhưng từ khi tác phẩm ra đời và chịu sự thử thách của thời gian, đến nay kiệt tác này đã chứng tỏ được mình là viên đá nặng nhất trong tòa lâu đài văn học của đất nước Trung Hoa chứ không phải là viên đá vô dụng không đủ tài vá trời phải nằm lăn lóc dưới chân núi Thanh Ngạnh. Cùng với thời gian, việc thưởng thức, đánh giá, tranh luận, viết tiếp cùng các hoạt động dịch thuật … đã khẳng định vị trí và giá trị của danh tác Hồng lâu mộng trên văn đàn thế giới. Phùng Kỳ Dung – nhà hồng học Trung Quốc, đồng thời là chủ biên học san Hồng lâu mộng đã dành cho “tuyệt thế kỳ thư” này lời nhận xét đầy trân trọng: “Hồng lâu mộng là một thiên ly tao không vần. Từ khi Hồng lâu mộng ra đời, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không còn xuất hiện tác phẩm nào khác có thể vượt qua nó. Hồng lâu mộng là một tác phẩm thiên cổ tuyệt bút, tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả” [chuyển dẫn 69, tr.3]. Dịch giả Maria Carnoguska người Slôvakia hết lời ngợi ca tác phẩm: “Hồng lâu mộng là một bộ tiểu thuyết thiên tài, là bản giao hưởng giữa thơ và văn xuôi, là một bộ bách khoa toàn thư vĩ đại tập trung tất cả nền văn hóa quan trọng vốn có của Trung Quốc, nó là một quyển tiểu thuyết chứa đựng thế giới quan và triết lý nhân sinh quan trọng – mà một tác phẩm văn học ở vị trí “đại sư” như thế này không có ở bất cứ nơi nào trên thế giới” [chuyển dẫn 69, tr.4]. Nhật Chiêu khẳng định: “Nghệ thuật của Hồng lâu mộng trác tuyệt ở chỗ nó tự nhiên như chính đời sống đến mức gần như “phi nghệ thuật”. Hầu như không có dấu vết của công phu và nhân tạo. Vậy mà hễ chạm vào nó là mê: Hồng mê” [13, tr. 175]. Những lời nhận xét đánh giá trên cho thấy Hồng lâu mộng đã vượt qua ranh giới quốc gia, thông qua dịch thuật lại vượt lên trên chủng loại ngôn ngữ, tiếp theo là vượt qua những khác biệt về tập quán xã hội và mối quan hệ giữa người và người vốn được hình thành theo khu vực địa lý, lịch sử để được người đọc khắp nơi đón nhận. Thế nhưng, theo Chu Nhữ Xương – nhà nghiên cứu Hồng lâu mộng thuộc thế hệ Tân hồng học thì: “Hồng lâu mộng không phải là một tác phẩm dễ đọc, dễ hiểu” [chuyển dẫn 69, tr.332]. Đây tuyệt đối không phải là lời phát biểu khinh suất mà nhận định này xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của cả đời ông khi nghiên cứu Hồng lâu mộng. Theo nhận xét chủ quan của người viết, Hồng lâu mộng khó đọc không phải chỉ vì phạm vi phản ánh của tác phẩm quá rộng: “Hồng lâu mộng phản ánh kiến trúc thượng tầng từ phong tục, tập quán, đạo đức, giáo dục, văn hóa, hội họa, y học, ẩm thực, phục trang cho đến các quan điểm triết học, tôn giáo, kinh học, sử học …” [60, tr.82] mà còn do đặc thù ngôn ngữ và tính dân tộc sâu sắc của tác phẩm. Như chúng ta đã biết “văn chương là nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt” [27, tr.10]. Trong khi đó, ngôn ngữ lại là kết tinh của văn minh nhân loại. Do đó, một tác phẩm viết bằng ngôn ngữ dân tộc nào, tất nhiên nó sẽ phản ánh truyền thống, văn hóa, cách sống, lối suy nghĩ của dân tộc đó. Thông qua Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần đã chứng tỏ được khả năng khai thác tiềm năng ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình. Nhưng cũng chính những hạt nhân văn hóa đậm đặc trong tác phẩm đã làm hạn chế cái hay của bản dịch. Dịch giả – nhà Hán học người Anh David Hawkes phải thừa nhận trong lời tựa bản dịch tiếng Anh “The story of the stone”: “Nếu như tôi có thể truyền đạt lại phần nào cảm giác thỏa mãn của tôi về bộ tiểu thuyết Trung Hoa này cho độc giả thì thật sống không uổng kiếp này ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: