Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới

Số trang: 170      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.19 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới nhìn chung hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong sự vận động phát triển của tiểu thuyết Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám -1945 tới nay; sự chuyển biến về nội dung cảm hứng trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới và một số nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ----------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAINHỮNG CHUYỂN BIẾNTRONGTIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ------------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAINHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONGTIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Khoa ngữ văn, Phòng công nghệ sau đại học, Thư việnTrường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về cơ sở vậtchất, tài liệu… cho chúng tôi học tập tốt. Xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, cung cấp tàiliệu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới thầy hướng dẫntrực tiếp luận văn của tôi: Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi. Thầy đã tận tình chỉ bảo,gợi ý, dẫn dắt, cung cấp tài liệu và sửa chữa cho tôi trong suốt quá trình làm đềtài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi cóthể hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, đồng nghiệp Trường THPT NhơnTrạch – Đồng Nai đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. TP. Hồ Chí Minh ngày 28/4/2008 Người viết MỞ ĐẦU 1. Lý do, mục đích chọn đề tài: Ma Văn Kháng xuất hiện trong văn học hiện đại Việt Nam như một hiệntượng đặc sắc. Khối lượng tác phẩm đồ sộ với hàng chục tập truyện ngắn, gần haichục cuốn tiểu thuyết có giá trị đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đặc biệt những năm 80, khi đất nước chuyển từ bao cấp sang cơ chế thịtrường, một số tiểu thuyết của ông như Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn,Đám cưới không có giấy giá thú... thu hút sự chú ý của độc giả và các nhà nghiêncứu, phê bình. Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận gay gắt cầnđược tiếp tục phân tích, lý giải xác đáng. Hai giai đoạn sáng tác của Ma Văn Kháng có dấu mốc rõ nét mà khi nghiêncứu một mặt ta sẽ hiểu đúng hơn những đóng góp của ông, mặt khác ta sẽ thấyđược sự chuyển biến của các nhà văn khác trong sự vận động của văn học. Một số tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim, được đưa vàochương trình giảng dạy ở phổ thông như Mùa lá rụng trong vườn, Người giúpviệc, Xa phủ ... Do đó, luận văn sẽ góp phần tìm hiểu, khẳng định vị trí của nhàvăn trong văn học hiện đại Việt Nam. Mục đích của luận văn là tìm hiểu, phân tích một cách có hệ thống haichặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong sự vận động phát triểncủa tiểu thuyết Việt Nam để thấy được những đóng góp của nhà văn đối với tiểuthuyết Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Nhưngtrong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào những tácphẩm sau đây: Đồng bạc trắng hoa xòe Vùng biên ải Gặp gỡ ở La Pan Tẩn Mưa mùa hạ Mùa lá rụng trong vườn Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử: Xem xét sự vận động phát triển của văn học ViệtNam nói chung, sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng trong dòng chảy ấy. Qua đóthấy được những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới văn xuôi hiện đại. Phương pháp hệ thống: Xem xét sáng tác của nhà văn trong tính hệ thốngvới nhiều cấp độ khác nhau.. Phương pháp loại hình: Xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hìnhthể tài, loại hình văn xuôi nghệ thuật... Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu tiểu thuyết của Ma Văn Khángvới tiểu thuyết của một số nhà văn khác như Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu... để chỉra sự tương đồng, khác biệt về một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của văn học.Bên cạnh đó là sự so sánh về nội dung và nghệ thuật ở hai chặng đường sáng táccủa chính tác giả để nhận thấy sự chuyển biến có ý nghĩa đổi mới. 4. Lịch sử vấn đề: Ma Văn Kháng là một nhà văn có quá trình sáng tác dài và liên tục đã gầnnửa thế kỉ. Số lượng truyện ngắn, tiểu thuyết khá đồ sộ. Đặc biệt, tiểu thuyết củaông có sự chuyển biến rõ rệt về cả nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, đã cónhiều những bài nghiên cứu, đánh giá, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: