Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam
Số trang: 172
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.21 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam giới thiệu tới các bạn những nội dung về đặc điểm các hình thức thưởng - phạt trong truyện cổ tích Việt Nam; mối quan hệ giữa các hình thức thưởng phạt và những mô típ tiêu biểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Nguyễn Thị Ngân SươngChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI TRI ÂN Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương kính lời cảm ơn đến quý thầy cô đãhết lòng truyền đạt những tri thức quý báu trong thời gian qua. Kính lời cảm ơn đến quý thầy cô của Phòng KHCN - Sau Đại học trườngĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốtnhững năm học ở đây. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy Hồ Quốc Hùng đã tận tình hướngdẫn, động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luậnnày. TP. Hồ Chí Minh, 20-12-2007 Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương Kính lời MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Thế giới truyện cổ tích - thế giới của những giấc mơ dân gian, đẹp đẽ vôngần. Trong thế giới ấy, những giấc mơ đã thành hiện thực và cũng còn rấtnhiều ước mơ chỉ là ước mơ mà thôi. Khám phá thế giới cổ tích là bước vàothế giới vô cùng vi diệu của những điều trần tục trong thế giới của những ôngBụt, bà Tiên và những phép nhiệm màu kỳ ảo. Do vậy, bước vào thế giới cổtích để sống với những ước mơ của dân gian cũng chính là để sống với nhữngước mơ của chính mình, mong muốn mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tâm lý củangười sáng tạo truyện cổ tích và những người đọc cổ tích là đón chờ một điềugì đấy công bằng tốt đẹp, nhìn thấy cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ácbị trừng trị: “Ở hiền thì lại gặp hiền, Người ngay thì gặp người tiên độ trì”.và tin rằng thế giới cổ tích có điều nhân quả. Sức hấp dẫn của truyện cổ tíchrất mạnh và không thể phủ nhận được. Đề tài “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam”dựa vào nguồn khảo cứu, sưu tầm của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam củanhiều nguồn truyện khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với những bài viết, nhữngcông trình nghiên cứu của nhiều người đi trước kết hợp trực tiếp với việcnghiên cứu tác phẩm, người viết có cơ sở xác tín hơn để nghiên cứu. Đó lànhững cơ sở sau đây: 1.1. Kết cấu của truyện cổ tích thường được tổ chức theo mô hình. Mô típphổ biến trong truyện cổ tích đặc biệt trong truyện cổ tích thần kì là mô típtrừng phạt và mô típ ban thưởng (nhân vật được kết hôn hoặc được lên ngôi,hưởng một cuộc sống sung sướng còn kẻ ác bị giết chết, trở về với cuộc sốngnghèo khổ hoặc bỏ quê mà ra đi). Hay nói một cách khác kết thúc trongtruyện cổ tích thường là kết thúc có hậu. Nghiên cứu phần kết thúc của truyệncổ tích, lý giải cái hay, cái đẹp của truyện chính là đi vào khám phá nhữngquan niệm nhân sinh qua kết cấu đặc trưng của nó. Người nghe bao giờ cũngquan tâm đến kết thúc của truyện hoặc có khi hồi hộp theo dõi xem nhân vậtsẽ làm gì (như thế nào) trước khó khăn, thử thách. Những lúc như vậy, ngườinghe cũng thầm mong ước cho nhân vật mình yêu thích vượt qua mọi hoạnnạn và thở phào nhẹ nhõm trước kết thúc tốt đẹp. 1.2. Hình thức tổ chức cơ bản của một tác phẩm thuộc loại tự sự là liên kếtcác sự kiện thành truyện. Có thể nói, truyện là một chuỗi sự kiện xảy ra chonhân vật trong không gian và thời gian, có mở đầu, có phát triển và kết thúc,thể hiện những quan hệ, những mâu thuẫn… nhằm phản ánh quá trình nhậnthức và giải quyết những xung đột trong cuộc sống. Hệ thống các sự kiệnđược tổ chức, sắp xếp lại gọi là cốt truyện. Trong truyện cổ dân gian, cốttruyện cực kì quan trọng. Mỗi cốt truyện kể về cuộc đời và sự phát triển tínhcách của nhân vật chính, nhằm phản ánh quan điểm, tư tưởng và thẩm mỹ củanhân dân đối với hiện thực cuộc sống. Đối với truyện cổ tích thần kỳ, câuchuyện được kết thúc ở phần mở nút, xung đột, mâu thuẫn bị triệt tiêu vàtruyện để lại trong lòng người đọc một sự thỏa mãn và niềm tin. Như vậy, đềtài “Hình thức thưởng - phạt trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” góp phầnlý giải mối quan hệ giữa các hình thức kết cấu cốt truyện để hiểu rõ thêmnhững kiểu mang tính quy luật. 1.3. Tất cả truyện cổ tích nói chung và một số truyện cổ tích có chứa hìnhthức thưởng phạt đều gặp nhau ở các mô-típ cơ bản: mô- típ chàng trai, côgái, người nông dân… nghèo khổ, bất hạnh xuất hiện, gặp khó khăn trở ngạitrong cuộc sống; Bụt, tiên hoặc một ai đó hiện ra giúp đỡ, chỉ dẫn cho họ (traocho một công cụ chinh phục), loại trừ hay chiến thắng kẻ khác, cứu đượcngười tốt thoát khỏi hoạn nạn, cho được hưởng cuộc sống hạnh phúc với giấcmơ thay đổi cuộc đời đã thành hiện thực (làm quan, làm phò mã, lên ngôi trịvì, giàu sang, c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Nguyễn Thị Ngân SươngChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI TRI ÂN Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương kính lời cảm ơn đến quý thầy cô đãhết lòng truyền đạt những tri thức quý báu trong thời gian qua. Kính lời cảm ơn đến quý thầy cô của Phòng KHCN - Sau Đại học trườngĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốtnhững năm học ở đây. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy Hồ Quốc Hùng đã tận tình hướngdẫn, động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luậnnày. TP. Hồ Chí Minh, 20-12-2007 Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương Kính lời MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Thế giới truyện cổ tích - thế giới của những giấc mơ dân gian, đẹp đẽ vôngần. Trong thế giới ấy, những giấc mơ đã thành hiện thực và cũng còn rấtnhiều ước mơ chỉ là ước mơ mà thôi. Khám phá thế giới cổ tích là bước vàothế giới vô cùng vi diệu của những điều trần tục trong thế giới của những ôngBụt, bà Tiên và những phép nhiệm màu kỳ ảo. Do vậy, bước vào thế giới cổtích để sống với những ước mơ của dân gian cũng chính là để sống với nhữngước mơ của chính mình, mong muốn mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tâm lý củangười sáng tạo truyện cổ tích và những người đọc cổ tích là đón chờ một điềugì đấy công bằng tốt đẹp, nhìn thấy cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ácbị trừng trị: “Ở hiền thì lại gặp hiền, Người ngay thì gặp người tiên độ trì”.và tin rằng thế giới cổ tích có điều nhân quả. Sức hấp dẫn của truyện cổ tíchrất mạnh và không thể phủ nhận được. Đề tài “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam”dựa vào nguồn khảo cứu, sưu tầm của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam củanhiều nguồn truyện khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với những bài viết, nhữngcông trình nghiên cứu của nhiều người đi trước kết hợp trực tiếp với việcnghiên cứu tác phẩm, người viết có cơ sở xác tín hơn để nghiên cứu. Đó lànhững cơ sở sau đây: 1.1. Kết cấu của truyện cổ tích thường được tổ chức theo mô hình. Mô típphổ biến trong truyện cổ tích đặc biệt trong truyện cổ tích thần kì là mô típtrừng phạt và mô típ ban thưởng (nhân vật được kết hôn hoặc được lên ngôi,hưởng một cuộc sống sung sướng còn kẻ ác bị giết chết, trở về với cuộc sốngnghèo khổ hoặc bỏ quê mà ra đi). Hay nói một cách khác kết thúc trongtruyện cổ tích thường là kết thúc có hậu. Nghiên cứu phần kết thúc của truyệncổ tích, lý giải cái hay, cái đẹp của truyện chính là đi vào khám phá nhữngquan niệm nhân sinh qua kết cấu đặc trưng của nó. Người nghe bao giờ cũngquan tâm đến kết thúc của truyện hoặc có khi hồi hộp theo dõi xem nhân vậtsẽ làm gì (như thế nào) trước khó khăn, thử thách. Những lúc như vậy, ngườinghe cũng thầm mong ước cho nhân vật mình yêu thích vượt qua mọi hoạnnạn và thở phào nhẹ nhõm trước kết thúc tốt đẹp. 1.2. Hình thức tổ chức cơ bản của một tác phẩm thuộc loại tự sự là liên kếtcác sự kiện thành truyện. Có thể nói, truyện là một chuỗi sự kiện xảy ra chonhân vật trong không gian và thời gian, có mở đầu, có phát triển và kết thúc,thể hiện những quan hệ, những mâu thuẫn… nhằm phản ánh quá trình nhậnthức và giải quyết những xung đột trong cuộc sống. Hệ thống các sự kiệnđược tổ chức, sắp xếp lại gọi là cốt truyện. Trong truyện cổ dân gian, cốttruyện cực kì quan trọng. Mỗi cốt truyện kể về cuộc đời và sự phát triển tínhcách của nhân vật chính, nhằm phản ánh quan điểm, tư tưởng và thẩm mỹ củanhân dân đối với hiện thực cuộc sống. Đối với truyện cổ tích thần kỳ, câuchuyện được kết thúc ở phần mở nút, xung đột, mâu thuẫn bị triệt tiêu vàtruyện để lại trong lòng người đọc một sự thỏa mãn và niềm tin. Như vậy, đềtài “Hình thức thưởng - phạt trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” góp phầnlý giải mối quan hệ giữa các hình thức kết cấu cốt truyện để hiểu rõ thêmnhững kiểu mang tính quy luật. 1.3. Tất cả truyện cổ tích nói chung và một số truyện cổ tích có chứa hìnhthức thưởng phạt đều gặp nhau ở các mô-típ cơ bản: mô- típ chàng trai, côgái, người nông dân… nghèo khổ, bất hạnh xuất hiện, gặp khó khăn trở ngạitrong cuộc sống; Bụt, tiên hoặc một ai đó hiện ra giúp đỡ, chỉ dẫn cho họ (traocho một công cụ chinh phục), loại trừ hay chiến thắng kẻ khác, cứu đượcngười tốt thoát khỏi hoạn nạn, cho được hưởng cuộc sống hạnh phúc với giấcmơ thay đổi cuộc đời đã thành hiện thực (làm quan, làm phò mã, lên ngôi trịvì, giàu sang, c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Truyện cổ tích Việt Nam Thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Đặc điểm thưởng phạt trong truyện cổ tích Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 377 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 342 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 279 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 236 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 169 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 140 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 140 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 133 0 0