Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm
Số trang: 253
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.32 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm nêu lên những vấn đề chung, những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong truyện thơ Nôm, yếu tố tâm linh và sức hấp dẫn của truyện thơ Nôm. Với các bạn chuyên ngành Văn học thì đây là tài liệu hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ GÁI THẾ GIỚI TÂM LINH TRONG TRUYỆN THƠ NÔMChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tham gia khóa học Sau Đại học và thực hiện luận văn này, người viết đã đónnhận sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên của khá nhiều bạn bè, đồng nghiệp và quí Thầy Cô. Người viết xin chân thành biết ơn PGS. TS. Lê Thu Yến – Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đã cảm thông, chia sẻ và hết lòng giúp đỡ,hướng dẫn người viết trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn quí Thầy Cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, phòng Khoa họcCông nghệ - Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô trong bangiảng huấn đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên Tổ Văn Trường THPT Thạnh Lộc đã tạo điềukiện cho người viết trong quá trình tham gia khóa học Sau Đại học. Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và quí đồng nghiệp cơ quan Công đoàn Giáo dục Thànhphố, Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ, tạo điều kiện cho người viết trongquá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn tất cả quí đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ ngườiviết trong suốt quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn. Tuy đã cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉdẫn của quý Thầy Cô, quý đồng nghiệp và bạn bè. Người thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Gái MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Trong bất kỳ thời đại nào của xã hội, cuộc sống của con người đều có mối quan hệ tiềm ẩnvới thế giới tâm linh. Một mối quan hệ có lúc hiển hiện khá rõ trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần củacon người nhưng cũng có lúc tồn tại ẩn kín trong tâm hồn, trong nếp nghĩ của cá nhân, cộng đồngmà chúng ta thật sự chưa lý giải hết… Có thể nói, thế giới tâm linh là đời sống tinh thần vô cùng huyền bí của nhân dân chi phối rấtnhiều đối với cuộc sống và rất quan trọng đối với mọi người. “Thế giới tâm linh là thế giới của cáithiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồngtôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy”. [70, tr. 115] Theo Đỗ Lai Thúy, “con người là một thực thể đa chiều…Đó là bản chất sinh học, bản chấtxã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của conngười”. [103, tr. 7]. Chính vì vậy, đời sống của con người luôn tồn tại và tiềm ẩn thế giới tâm linh, một lĩnh vựccủa đời sống tinh thần. Đó là một lĩnh vực gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả,cái siêu việt… không chỉ có ở đời sống tôn giáo mà còn có cả trong đời sống tinh thần, đời sống xãhội. Không chỉ có Trời, Phật, Thần, Thánh mới thể hiện sự thiêng liêng mà đất nước, quê hương,lòng yêu thương con người, sự thật, công lý, đạo làm người cũng thiêng liêng không kém. Vì vậy,thế giới tâm linh luôn tồn tại trong đời sống con người và trở thành truyền thống văn hóa đậm nétqua mọi thời đại. Đó là một giá trị cơ bản và vĩnh hằng của đời sống con người. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu về tâm linh, có thể nói Nguyễn Đăng Duy đã đúc kết thật sựgiá trị về tâm linh: “Tâm linh là những cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cáithiêng liêng. Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số, và vĩnh cửu trong nhiều mối quan hệ con người.” Thế giới tâm linh luôn tồn tại trong lòng mọi người. Điều đó được thể hiện thật sinh độngtrong văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học trung và hiện đại. Trong đó, văn họcTrung đại là một bộ phận văn học thể hiện khá phong phú thế giới tâm linh cả trong văn xuôi vàtrong Truyện thơ Nôm. Đặc biệt, Truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo, có giá trị vànó cũng có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa. Vì vậy, thế giớitâm linh trong Truyện thơ Nôm cũng vô cùng phong phú, đa dạng và có dấu ấn riêng. Chính điềunày đã hấp dẫn tôi chọn đề tài: “Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm” để làm luận văn cho khóahọc của mình. Cùng với xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thế mạnh của khoa học tự nhiênđang ngự trị thì việc tìm về “Thế giới tâm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ GÁI THẾ GIỚI TÂM LINH TRONG TRUYỆN THƠ NÔMChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tham gia khóa học Sau Đại học và thực hiện luận văn này, người viết đã đónnhận sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên của khá nhiều bạn bè, đồng nghiệp và quí Thầy Cô. Người viết xin chân thành biết ơn PGS. TS. Lê Thu Yến – Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đã cảm thông, chia sẻ và hết lòng giúp đỡ,hướng dẫn người viết trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn quí Thầy Cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, phòng Khoa họcCông nghệ - Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô trong bangiảng huấn đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên Tổ Văn Trường THPT Thạnh Lộc đã tạo điềukiện cho người viết trong quá trình tham gia khóa học Sau Đại học. Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và quí đồng nghiệp cơ quan Công đoàn Giáo dục Thànhphố, Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ, tạo điều kiện cho người viết trongquá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn tất cả quí đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ ngườiviết trong suốt quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn. Tuy đã cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉdẫn của quý Thầy Cô, quý đồng nghiệp và bạn bè. Người thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Gái MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Trong bất kỳ thời đại nào của xã hội, cuộc sống của con người đều có mối quan hệ tiềm ẩnvới thế giới tâm linh. Một mối quan hệ có lúc hiển hiện khá rõ trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần củacon người nhưng cũng có lúc tồn tại ẩn kín trong tâm hồn, trong nếp nghĩ của cá nhân, cộng đồngmà chúng ta thật sự chưa lý giải hết… Có thể nói, thế giới tâm linh là đời sống tinh thần vô cùng huyền bí của nhân dân chi phối rấtnhiều đối với cuộc sống và rất quan trọng đối với mọi người. “Thế giới tâm linh là thế giới của cáithiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồngtôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy”. [70, tr. 115] Theo Đỗ Lai Thúy, “con người là một thực thể đa chiều…Đó là bản chất sinh học, bản chấtxã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của conngười”. [103, tr. 7]. Chính vì vậy, đời sống của con người luôn tồn tại và tiềm ẩn thế giới tâm linh, một lĩnh vựccủa đời sống tinh thần. Đó là một lĩnh vực gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả,cái siêu việt… không chỉ có ở đời sống tôn giáo mà còn có cả trong đời sống tinh thần, đời sống xãhội. Không chỉ có Trời, Phật, Thần, Thánh mới thể hiện sự thiêng liêng mà đất nước, quê hương,lòng yêu thương con người, sự thật, công lý, đạo làm người cũng thiêng liêng không kém. Vì vậy,thế giới tâm linh luôn tồn tại trong đời sống con người và trở thành truyền thống văn hóa đậm nétqua mọi thời đại. Đó là một giá trị cơ bản và vĩnh hằng của đời sống con người. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu về tâm linh, có thể nói Nguyễn Đăng Duy đã đúc kết thật sựgiá trị về tâm linh: “Tâm linh là những cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cáithiêng liêng. Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số, và vĩnh cửu trong nhiều mối quan hệ con người.” Thế giới tâm linh luôn tồn tại trong lòng mọi người. Điều đó được thể hiện thật sinh độngtrong văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học trung và hiện đại. Trong đó, văn họcTrung đại là một bộ phận văn học thể hiện khá phong phú thế giới tâm linh cả trong văn xuôi vàtrong Truyện thơ Nôm. Đặc biệt, Truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo, có giá trị vànó cũng có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa. Vì vậy, thế giớitâm linh trong Truyện thơ Nôm cũng vô cùng phong phú, đa dạng và có dấu ấn riêng. Chính điềunày đã hấp dẫn tôi chọn đề tài: “Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm” để làm luận văn cho khóahọc của mình. Cùng với xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thế mạnh của khoa học tự nhiênđang ngự trị thì việc tìm về “Thế giới tâm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Truyện thơ Nôm Tâm linh trong truyện thơ Nôm Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm Sức hấp dẫn của truyện thơ Nôm Tín ngưỡng trong truyện thơ NômTài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 143 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 120 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài 7: Những điều trông thấy (Sách Chân trời sáng tạo)
67 trang 67 0 0 -
165 trang 62 0 0
-
86 trang 50 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
135 trang 45 1 0 -
132 trang 41 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 39 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 38 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Bằng Việt
125 trang 38 0 0