Danh mục

Luận văn thạc sĩ Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ Latinh (Khảo sát qua hai tác gia: Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez)

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.30 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi thể loại văn học đều chứa đựng nguyên lý – hạt nhân cơ bản. Truyện trinh thám dựa trên nguyên lý này: một bí ẩn tội ác diễn ra và thám tử là người đại diện công lý, lao vào cuộc điều tra tội ác đó. Truyện huyền ảo cũng tồn tại một bí ẩn, một chi tiết lạ xuất hiện và phá vỡ trật tự thường nhật. Cùng chứa đựng những biến cố bí ẩn, thế nhưng kết thúc truyện trinh thám phải là một đáp án lý tính: tội phạm là người hoặc vật với những động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ " Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ Latinh (Khảo sát qua hai tác gia: Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez) "MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU..1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI2.1. Yếu tố huyền ảo:2.2. Truyện ngắn Mỹ Latinh3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂNCHƯƠNG 1.YẾU TỐ HUYỀN ẢO VÀ ĐẶC TRƯNG HUYỀN ẢO TRONG VĂNHỌC MỸ LATINH..1.1. Thuật ngữ huyền ảo và văn học mang yếu tố huyền ảo.1.1.1. Vấn đề thuật ngữ..1.1.2. Bối cảnh văn học huyền ảo thế kỉ XX..1.2. Sự hình thành văn học hiện thực huyền ảo dưới tác động của lịch sử,văn hóa Mỹ Latinh.1.2.1. Từ một lịch sử non trẻ - một phức thể văn hóa…...1.2.2. Từ những thử thách của hậu thuộc địa…...1.2.3. Từ “hình ảnh phóng chiếu của Châu Âu” và cuộc tìm kiếm bảnsắc…...1.2.4. … Đến văn học thế kỉ XX – « sự nghiệp của trí tưởng tượng ».1.3. Một số đặc trưng huyền ảo trong văn xuôi hiện thực huyền ảo MỹLatinh.1.3.1. Phong cách baroque mới1.3.2. Huyền thoại hóa hiện thực.1.3.3. Thể nghiệm và cách tân hình thức.1.4. Truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh1.4.1. Sự kết hợp giữa truyện ngắn và yếu tố huyền ảo1.4.2. Hai bậc thầy truyện ngắn1.4.2.1. Jorge Luis Borges (1899 – 1986)1.4.2.2. Gabriel Garcia Marquez (1928 – )TIỂU KẾT..YẾU TỐ HUYỀN ẢO NHÌN TỪ CẢM HỨNG VÀ HỆ ĐỀ TÀI(KHẢO SÁT QUA HAI TÁC GIA L. BORGES VÀ G. MARQUEZ)2.1. Niềm cảm hứng đến từ “bờ khác của thực tại”.......2.1.1. Luis Borges: “Tôi tin vào cảm hứng”.2.1.1.1. Cảm hứng trước bản thể cá nhân.2.1.1.2. Cảm hứng trước bản thể vũ trụ.2.1.2. G. Marquez: Tin những gì mình tin là thực.2.1.2.1. Cảm hứng trước tha nhân: nỗi cô đơn, tình yêu, nhục dục.2.1.2.2. Cảm hứng trước cái chết, sự tái sinh.2.2. Hệ đề tài huyền ảo.2.2.1. Một số đề tài huyền ảo trong truyện ngắn Luis Borges.2.2.1.1. Giấc mơ.2.2.1.2. Tấm gương.2.2.1.3. Mê cung, mê lộ (labyrinthe)2.2.2. Một số đề tài huyền ảo trong truyện ngắn Marquez.2.2.2.1. Điềm báo, tiên tri2.2.2.2. Huyền thoại biển.2.2.2.3. Xác chết, Linh hồn, Bóng ma.TIỂU KẾT..CHƯƠNG BA..YẾU TỐ HUYỀN ẢO NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ..(KHẢO SÁT QUA HAI TÁC GIA L. BORGES VÀ G. MARQUEZ)3.1. Kết cấu trần thuật huyền ảo.3.1.1. Thủ pháp “hạt nhân bí ẩn”.3.1.2. Người kể chuyện: hai mặt thật – giả.3.1.3. Tình tiết của sự lấp lửng, mơ hồ.3.1.4. Sự việc kỳ diệu, giọng điệu thản nhiên.3.2. Không – thời gian huyền ảo.3.2.1. Không gian huyền ảo.3.2.1.1. Không gian “Macondo”.3.2.1.2 Không gian siêu nghiệm, siêu hình.3.2.2. Thời gian huyền ảo.3.2.2.1 “Thời gian nằm ngoài lề thời gian”.3.2.2.2. “Thời gian bao hàm tất thảy mọi thời gian”.TIỂU KẾT..KẾT LUẬN..Thư mục tham khảo:Tài liệu tiếng Việt:Tài liệu Tiếng Anh:Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ Latinh (Khảo sát qua hai tác gia:Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez)3.1. Kết cấu trần thuật huyền ảo 3.1.1. Thủ pháp “hạt nhân bí ẩn”Mỗi thể loại văn học đều chứa đựng nguyên lý – hạt nhân cơ bản. Truyệntrinh thám dựa trên nguyên lý này: một bí ẩn tội ác diễn ra và thám tử làngười đại diện công lý, lao vào cuộc điều tra tội ác đó. Truyện huyền ảo cũngtồn tại một bí ẩn, một chi tiết lạ xuất hiện và phá vỡ trật tự thường nhật. Cùngchứa đựng những biến cố bí ẩn, thế nhưng kết thúc truyện trinh thám phải làmột đáp án lý tính: tội phạm là người hoặc vật với những động cơ, mục đíchgây án. Trong khi đó, sự bí ẩn của truyện kì ảo thế kỉ XIX và truyện huyền ảothế kỉ XX đều không thể lý giải theo logic lý tính. Sự bí ẩn của truyện kì ảovà huyền ảo mập mờ giữa các nguyên nhân: Vì tự nhiên, siêu nhiên, hay ngẫunhiên? Bí ẩn thuộc về bên trong con người, hay thuộc về một lực lượng kháckhông phải người? Rất khó lý giải, cái bí ẩn đứng chông chênh giữa cácnguyên do. Cái bí ẩn của truyện huyền ảo “trụ lại trong thế bất định”, ngay cảkhi độc giả đã hoàn tất việc đọc.Nguyên tắc chủ đạo và ý nghĩa cốt lõi của thể loại huyền ảo nằm ở đây.Khoái cảm của truyện huyền ảo thể hiện ở mối liên quan về sự thật khôngđược sáng rõ. Một sự thật vừa được hé mở lại vừa mập mờ nước đôi. Một sựthật vừa được biểu hiện, vừa bị khuất lấp. Sự trình diễn mơ hồ này đã gợi mởliên tục những đáp án khác nhau, khiến người đọc rơi vào “tình thế phân vân,hồi hộp”.Giống với truyện ngắn kì ảo thế kỉ trước, truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinhchứa đựng hạt nhân bí ẩn và tạo nên sự tiếp nhận mang tính lưỡng lự. Nhưng,khác biệt nằm ở chỗ, sự bí ẩn trong truyện ngắn Mỹ Latinh không đặt ở độcăng kịch tính, ở tình huống kì dị ma quái, hay ở trạng thái hoang mang ghêsợ lan truyền từ nhân vật đến độc giả. Cái bí ẩn của truyện ngắn huyền ảo MỹLatinh đi về hướng nội tâm đa phức, hoài nghi, dằn vặt của con người trongcuộc chống lại định mệnh hiện sinh. Tác phẩm mời gọi sự gia nhập vào tácphẩm bằng chính điều đó.Xét trên toàn thể, hạt nhân trung tâm của văn chương huyền ảo Mỹ Latinhthường nằm ở sự nhập nhằng, pha trộn giữa sự thực và sự không thực, giữakinh nghiệm lý tính và trực cảm tâm linh. Tác giả thường khéo léo bố trí vàchuẩn bị để tình tiết huyền ảo xuất hiện một cách tình cờ. Nhân vật và ngườiđọc thường phát hiện sự bí ẩn vào giây phút duy nhất, một cách muộn mằn vàđầy ngẫu nhiên. Sự sắp đặt dường như không hề có kịch bản là “nét ngoạnmục đánh trúng tim độc giả”.J. Cortazar trong truyện ngắn Tận thế trên đảo Solentiname từng kể về mộtngười đàn ông du hành qua những đất nước khác nhau của vùng Trung Mỹ. Hắn chụp hình lưu niệm ― những tấm hình lồng khung các bức họa hết sức hiền hòa, dân dã, mà hắn khám phá với đầy thích thú. Khi trở về nhà, ở Paris, hắn mang tráng rửa những cuộn phim này và rọi những thước phim dương bản. Khi ấy, hắn nhận thấy hình ảnh của những bức tranh hiền hòa đã hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là những cảnh bạo lực, cảnh trấn áp của cảnh sát, bắt bớ, làm liên tưởng đến nền độc tài quân phiệt ở Á Căn Đình, nơi hắn không hề đặt chân đế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: