Danh mục tài liệu

Luận văn : THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH KHÁNG VI KHUẨN E. coli part 7

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.36 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biểu đồ 4.6 Trung bình hiệu giá kháng thể ngưng kết trong huyết thanh được hoặc không được hấp phụ ở qui trình dài ngày 4.2. THẢO LUẬN 4.2.1. Định tính Khi tiêm kháng nguyên lần đầu thì khoảng 7 ngày sau kháng thể xuất hiện trong huyết thanh nhưng ở hàm lượng thấp nên khó phát hiện được bằng phương pháp thông thường đặc biệt là phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính có độ nhạy rất thấp. Kháng thể chỉ được phát hiện bằng phương pháp này khi nồng độ kháng thể lên đến đỉnh điểm (khoảng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH KHÁNG VI KHUẨN E. coli part 7 42 2000 hiệu giá KT 1500 Huyết thanh 1000 HT hấp phụ E68 500 0 mũi nhắc lại 3 mũi nhắc lại 4 thời điể m lấy máu Biểu đồ 4.6 Trung bình hiệu giá kháng thể ngưng kết trong huyết thanh được hoặc không được hấp phụ ở qui trình dài ngày4.2. THẢO LUẬN 4.2.1. Định tính Khi tiêm kháng nguyên lần đầu thì khoảng 7 ngày sau kháng thể xuất hiện tronghuyết thanh nhưng ở hàm lượng thấp nên khó phát hiện được bằng phương pháp thôngthường đặc biệt là phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính có độ nhạy rất thấp.Kháng thể chỉ được phát hiện bằng phương pháp này khi nồng độ kháng thể lên đếnđỉnh điểm (khoảng 12-15 ngày sau khi tiêm kháng nguyên). Ở qui trình ngắn ngày, kháng thể chỉ phát hiện được trong huyết thanh sau mũinhắc lại lần 2 (sau khi tiêm mũi mẫn cảm 14 ngày). 14 ngày là thời gian đủ để hàmlượng kháng thể trong máu lên cao nên có thể phát hiện bằng phản ứn g ngưng kết.Kháng thể vẫn tiếp tục tồn tại trong máu ở các mũi nhắc lại tiếp theo (khoảng cáchgiữa 2 mũi nhắc lại cách nhau 5 ngày). Trong KHT của lần lấy máu cuối cùng(15 ngày sau khi tiêm mũi nhắc lại cuối cùng) vẫn còn sự hiện diện của kháng thể. Ở qui trình dài ngày, kết quả phản ứng ngưng kết trên phiến kính với KHT sau khitiêm mũi gây mẫn cảm và các mũi nhắc lại 1,2 không rõ ràng. Có thể kháng thể xuấthiện trong KHT sau khi tiêm mũi mẫn cảm 14 ngày nhưng do hàm lượng kháng thểtrong huyết thanh còn thấp nên khó phát hiện được. Ở các mũi nhắc lại thứ 3 và thứ 4thì phản ứng ngưng kết cho kết quả rõ hơn. Có thể do tiêm nhắc lại cùng một loạikháng nguyên vào cơ thể giúp tăng cường việc chọn lọc các dòng kháng thể có ái lựccao với kháng nguyên phát triển tạo ra các kháng thể có ái lực mạnh hơn và nhiều hơn. 43 Để tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch, mũi gây mẫn cảm nên tiêm thêm vikhuẩn lao và vaccine ho gà vì hai loại kháng nguyên này kích thích sự tổng hợp một sốcytokin cần thiết giúp kích thích miễn dịch mạnh hơn. Ngoài ra, sử dụng tá chất cũnglàm tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch. 4.2.2. Định lượng 4.2.2.1. Qui trình ngắn ngày Kháng thể phát hiện trong kháng huyết thanh sau mũi nhắc lần 2 (14 ngày sau khitiêm mũi mẫn cảm). Do số lượng KHT thu được sau mũi nhắc lại lần 2, lần 3 quá ítkhông đủ để định lượng nên không thể xác định được hiệu giá kháng thể ngưng kết saumũi nhắc lại lần 2, lần 3 mà chỉ định lượng được KHT sau mũi nhắc lại lần 4 (tiêm lầncuối) ở các thời điểm khác nhau (5, 10, 15 ngày sau khi tiêm mũi nhắc lại cuối cùng). Hiệu giá kháng thể ngưng kết trong kháng huyết thanh giảm dần qua các lần lấymáu. Hiệu giá kháng thể ngưng kết cao nhất ở đợt lấy máu lần 1 (5 ngày sau khi tiêmmũi nhắc lại cuối cùng) và thấp nhất ở đợt lấy máu lần 3 (15 ngày sau khi tiêm mũinhắc lại cuối cùng). Đáp ứng miễn dịch giảm dần có thể do việc ngừng cung cấpkháng nguyên. Qui trình ngắn ngày không tạo đáp ứng miễn dịch đủ mạnh và kéo dài. Với cùng một liều tiêm, ở lần lấy máu thứ nhất, hiệu giá kháng thể ngưng kết củathỏ 1 và thỏ 2 bằng nhau. Nhưng ở lần lấy máu thứ 2, thứ 3 hiệu giá kháng thể ngưngkết của thỏ 2 cao hơn thỏ 1 có lẽ do ở mỗi cá thể có sức đề kháng, trạng thái thể chấtvà thần kinh của cơ thể khác nhau nên khả năng đáp ứng miễn dịch cũng khác nhau. 4.2.2.2. Qui trình dài ngày Thông thường hiệu giá kháng thể ngưng kết trong kháng huyết thanh ở các mũinhắc lại sau phải cao hơn mũi nhắc lại trước nhưng ta thấy hiệu giá kháng thể ngưngkết của thỏ 3 ở các mũi nhắc lại lần 3 và lần 4 bằng nhau có thể do đáp ứng miễn dịchcủa thỏ 3 đã đạt đến ngưỡng cao nhất nên không tăng lên nữa hoặc do thỏ bị bệnh nênsức để kháng giảm làm giảm đáp ứng miễn dịch, ngoài ra việc tiêm thuốc trị bệnh thỏcũng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch. Ở mũi nhắc lại lần 3, hiệu giá kháng thể ngưng kết thỏ 3 (liều tiêm mẫn cảm 1ml)cao hơn thỏ 4 (liều tiêm mẫn cảm 1,5 ml). Điều đó chứng tỏ liều tiêm 1 và 1,5 mlkhông ảnh hưởng lớn đến đáp ứng miễn dịch mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đápứng miễn dịch của từng cá thể . 44 Ở thỏ 4, hiệu giá kháng thể ngưng kết ở mũi nhắc lại lần 4 cao hơn mũi nhắc lạilần 3 rất nhiều so với thỏ 3. Điều này cho thấy đặc điểm cá thể giữ vai trò nhất địnhtrong đáp ứng miễn dịch với các yếu tố khán ...