Danh mục

LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 813.20 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phụ nữ Việt Nam có tiềm năng to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử dựng nước, giữ nước, qua mọi thời kỳ, phụ nữ luôn là lực lượng hùng hậu, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay LUẬN VĂN:Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ Việt Nam có tiềm năng to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triểncủa xã hội. Trong lịch sử dựng nước, giữ nước, qua mọi thời kỳ, phụ nữ luôn là lực lượnghùng hậu, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảovệ Tổ quốc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phụnữ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳnggiới. Đặc biệt, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chínhsách đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Chủ trươngđổi mới và tăng cường công tác phụ nữ của Đảng thể hiện xuyên suốt trong các Nghịquyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, BanBí thư về công tác quần chúng, công tác phụ nữ. Đồng thời, với việc quan tâm đề ra cácchủ trương lãnh đạo công tác phụ nữ, Đảng còn quan tâm lãnh đạo Nhà nước ban hànhcác chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bìnhđẳng giới. Đảng luôn quan tâm lãnh đạo và xây dựng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đểtổ chức, đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của các tầng lớp phụ nữ. Dưới sự lãnh đạocủa Đảng các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đã có chuyển biến tích cựctrong công tác phụ nữ. Công tác phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: đời sốngvật chất tinh thần của các tầng lớp phụ nữ ngày càng được cải thiện, vai trò của phụ nữngày càng được phát huy, sự đóng góp của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội được nâng cao, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhànước về công tác phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã cụ thể hoá bằngcác Nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động phù hợp với đặc thù của tỉnh và quantâm lãnh đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác phụ nữ. Nhậnthức của cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của phụnữ và công tác phụ nữ đã từng bước được nâng lên. Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyềnthống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắctrên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ bộc lộ nhiềuhạn chế, đồng thời lại có nhiều thách thức mới đặt ra như: Đời sống vật chất, tinh thần,trình độ mọi mặt của các tầng lớp phụ nữ còn thấp, cơ hội có việc làm và thu nhập cònkhó khăn (phụ nữ ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp việc làm thiếu ổn định, điều kiệnlao động, điều kiện sống không đảm bảo; phụ nữ nông thôn thiếu việc làm di cư ra thànhphố ngày càng tăng...); phụ nữ còn bị bị ràng buộc bởi phong tục tập quán lạc hậu, tỷ phụnữ nghèo còn cao, phụ nữ đơn côi, tàn tật chưa được quan tâm đúng mức; Phụ nữ thamgia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lựclượng lao động nữ...; một số cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành chưa thực sự quan tâmchăm lo, bồi dưỡng, tạo những điều kiện cần thiết cho phụ nữ phấn đấu vươn lên. Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tếnói chung và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng,đòi hỏi phải coi trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên sự nỗ lựcvượt bậc của toàn dân, trong đó có phụ nữ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đốivới công tác phụ nữ, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ có điều kiện tham giangày càng nhiều hơn, chủ động hơn các công việc xã hội, đóng góp ngày càng lớn hơncho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới là mộtvấn đề cấp bách. Từ những lý do nêu trên, với cương vị là Tỉnh uỷ viên- Chủ tịch Hội LHPN tỉnh,được Đảng phân công tham mưu cho Tỉnh uỷ về công tác phụ nữ và chỉ đạo phong tràophụ nữ trong toàn tỉnh, bằng những kiến thức được học tập tại lớp Cao học xây dựngđảng khoá XIII, em chọn nghiên cứu đề tài “Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụnữ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp khoá học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một vấn đềquan trọng được nhiều nhà khoa học, các cấp uỷ đảng và các cấp hội quan tâm nghiêncứu. Thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tácphụ nữ và sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phụ nữ. Có những công trình nghiên cứuvấn đề sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội nói chung trong đó có công tác phụ nữ. Cónhững công trình đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Cónhững công trình chỉ nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam.Trong số các công trình nghiên cứu có công trình viết dưới dạng sách, chuyên đề, bài viếtđăng báo... đã có những kiến giải sâu sắc và có đóng góp quan trọng như: Trần Đình Nghiêm (chủ biên)(2002), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Lê Văn Lý (chủ biên) (1999), “Sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực trọngyếu của đời sống xã hội nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Trọng Phúc (2004) “Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiNhà nước trong thời kỳ đổi mới”, Lịch sử Đảng, (1) Hội LHPN Việt Nam (2002), Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội. Hội LHPN Việt Nam (2001), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật ViệtNam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. Học viện Chính trị quốc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: