Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

Số trang: 110      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,013.10 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với NHTM hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng thường chiếm tới hơn một nữa tổng tài sản có và tạo ra hơn 2/3 tổng thu nhập của hầu hết các NHTM. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, trong chiến lược kinh doanh của mình, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên, không phải quan hệ tín dụng nào cũng mang lại lợi ích và lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi bên trong lợi ích ấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình LUẬN VĂN:Định hướng và giải pháp hạn chế rủi rotrong hoạt động tín dụng tại Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình Mở Đầu1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với NHTM hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng thườngchiếm tới hơn một nữa tổng tài sản có và tạo ra hơn 2/3 tổng thu nhập của hầu hết cácNHTM. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, trong chiến lược kinh doanh của mình,mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng hợp lý, hiệu quả. Tuynhiên, không phải quan hệ tín dụng nào cũng mang lại lợi ích và lợi nhuận cho ngân hàng.Bởi bên trong lợi ích ấy chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể lường trước hoặc khônglường trước được. Hậu quả của những rủi ro đó là sự gia tăng về chi phí, hạn chế quy môtín dụng, gây ra thiệt hại về tài chính, hoặc có thể trầm trọng hơn đó là sự mất uy tín của cảngân hàng và khách hàng, gây mất ổn định trong hoạt động ngân hàng cũng như hoạt độngcủa nền kinh tế. Do đó, việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, hiệu quả luôn gắn liềnvới việc xây dựng hệ thống các biện pháp phòng ngừa, xử lý RRTD một cách hữu hiệu. Vìvậy, công tác quản lý RRTD luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Việc giảmthiểu rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng luôn là yêu cầu đặt ra, đồng thời là mụctiêu hướng tới trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức,cơ chế điều hành và các nghiệp vụ trong toàn hệ thống thống ngân hàng Việt Nam, hoạtđộng tín dụng của các NHTM ở nước đã có những thay đổi lớn từ trong tư duy, nhận thứcđến hành động của cả nhà quản lý cấp cao ngân hàng đến các nhân viên tín dụng. Việc cấptín dụng trước đây của các NHTM chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảmbảo để thu hồi nợ vay khi rủi ro xảy ra, thì nay đã dần chuyển sang cho vay chủ yếu dựatrên cơ sở đánh giá uy tín, khả năng trả nợ của khách hàng và áp dụng các biện pháp giámsát phòng ngừa, xử lý rủi ro mà các NHTM trên thế giới đã và đang áp dụng. Vì vậy, dư nợcủa các NHTM ngày càng mở rộng, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thăng Bình không nằm ngoài xu hướng đổi mớichung đó, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 25%, đối tượng cho vay của ngân hàng ngàycàng mở rộng, nhiều ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt mới xuất hiện trên địa bàn đã đượcngân hàng tiếp cận để mở rộng cho vay. RRTD ngày càng giảm thấp, nợ quá hạn và nợkhó đòi được kiểm soát. Tuy nhiên, trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngàycàng mạnh mẽ, hoạt động quản lý RRTD của chi nhánh Thăng Bình vẫn còn bộc lộ nhiềuhạn chế, chưa tiếp cận được các phương pháp quản lý RRTD của ngân hàng hiện đại.Chính vì thế, chất lượng của các khoản mục cho vay chưa cao, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn củacác khoản mục tín dụng luôn đe doạ ngân hàng, nợ quá hạn còn phát sinh còn ở mức cao.Chính sự e ngại rủi ro làm cho việc mở rộng quy mô tín dụng thường gặp nhiều khó khăn.Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tạiNHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình là cấp thiết và luôn có ý nghĩa thực tiễn. Đó cũngchính là lý do cơ bản của việc lựa chọn đề tài: “Định hướng và giải pháp hạn chế rủi rotrong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánhThăng Bình”.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hệthống ngân hàng nước ta được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngânhàng 2 cấp, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh tín dụng nói riêngđược xác lập và phát triển. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro TDNH vàquản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Trong số đó có một số công trình đángchú ý sau: - “Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng thúc đẩyphát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở thủ đô Hà Nội” (1997). Luận văn thạc sĩ Kinhtế của Lê Anh Hào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - “Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nôngnghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (1999). Luận văn thạc sĩ của tác giả VõVăn Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - “Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thái Bình”(2002). Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Dũng, Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Công thươngViệt Nam” (2004), Luận văn thạc sĩ Kinh tế của tác giả Mai Văn Hoạt. Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - “Nâng cao chất lượn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: