Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau gần hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước, tỉnh Quảng Nam đến nay đã có những bước phát triển căn bản trên tất cả các mặt về đời sống, kinh tế xã hội, v.v... Từ năm 2000 đến năm 2005: Tốc độ tăng GDP bình quân đạt 10,4%. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân gần 26%; dịch vụ tăng 14%; nông nghiệp tăng 4,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 25% (năm 2000) tăng lên 34% (năm 2005); dịch vụ từ 33% tăng lên 35%. Toàn tỉnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn LUẬN VĂN:Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước, tỉnh QuảngNam đến nay đã có những bước phát triển căn bản trên tất cả các mặt về đời sống, kinh tế -xã hội, v.v... Từ năm 2000 đến năm 2005: Tốc độ tăng GDP bình quân đạt 10,4%. Giá trịsản lượng công nghiệp tăng bình quân gần 26%; dịch vụ tăng 14%; nông nghiệp tăng4,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 25% (năm 2000) tăng lên 34% (năm 2005);dịch vụ từ 33% tăng lên 35%. Toàn tỉnh có 05 khu và 18 cụm công nghiệp đang thu hútmạnh đầu tư trong nước và nước ngoài... [10, tr 22]. Tuy nhiên, so với tiềm năng về vốn,tài nguyên, nhân lực thì kết quả đạt được còn chưa tương xứng. Có nhiều nguyên nhân cảvề chủ quan và khách quan; nhưng nguyên nhân chủ yếu và nổi cộm hàng đầu là cơ cấukinh tế của tỉnh còn lạc hậu, nhiều điều bất hợp lý cả về nhận thức và thực tiễn. Vì vậy,Đảng bộ tỉnh Quảng Nam chủ trương xác định, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế theohướng CNH, HĐH luôn là trọng tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế.Phương hướng chung và mục tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh là:“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết tâm đổi mới, tạo bướcđột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp và dịch vụ” [10, tr 42]. Đồng thời xác định về cơ cấu kinh tế chung trong giai đoạn2006 - 2015 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệptrước năm 2020 [10, tr 44 ]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phù hợp với nền kinh tế của tỉnhlà một vấn đề có nội dung phong phú và phức tạp, luôn đòi hỏi phải có những nhận thứctoàn diện, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, cùng với những giải pháp đồng bộ, liên quan đến mọingành, mọi cấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nôngnghiệp, nông thôn; chuyển hướng mạnh sang đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phươngtiện, nhà xưởng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất; phát triển các loại cây trồng,vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khả năng tiêu thụ tốt là chiến lược chủ đạo trong phát triển kinhtế của nhiều địa phương. Để phát huy được tất cả các nguồn lực cho sự phát triển cần phải sử dụng hợp lý, cóhiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ.Trong đó phải chú trọng đặc biệt tới giải pháp về vốn, mà trước hết là khu vực ngân hàngcần có những giải pháp về vốn tín dụng thích hợp, dưới nhiều hình thức phong phú, đadạng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá chuyển đổi từ cơ cấu “nông nghiệp - côngnghiệp - dịch vụ” sang cơ cấu “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” nhằm khai thông, tạođộng lực cho việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nội tại và nguồn lực nước ngoàithúc đẩy nhanh quá trình CDCCKT của tỉnh. Thời gian qua, các TCTD trên địa bàn đãcung ứng vốn đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với tiềm năng và yêu cầu đặt ratrong quá trình CDCCKT của điạ phương. Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trênđịa bàn làm luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý chuyên ngành: Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Nguồn vốn tín dụng ngân hàng với sự CDCCKT là vấn đề hiện nay đang đượcnhiều người quan tâm. Đã có một số công trình khoa học, bài viết được công bố với nhiềucách tiếp cận khác nhau liên quan đến đề tài như: - “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp nhằm phát triển nôngnghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” của tác giả Võ Văn Lâm - Luận án Thạcsỹ khoa học kinh tế, Học viện CTQGHCM, Hà Nội,1999. - “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế trênđịa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Hà Huy Hùng - Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế, Họcviện CTQGHCM, Hà Nội,1999. - Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị tr ường của tác giả Võ Văn Lâm -Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện CTQGHCM, Hà Nội, 2003. - “Hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằngsông Cửu Long” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2005. - “Một số giải pháp tín dụng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu côngnghiệp Điện Nam - Điện Ngọc” của tác giả Hà Thạch - Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại họcĐà Nẵng, 2005 - “Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng nam gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh” của TS. Võ Văn Lâm - Tạp chí Cộngsản, số 7 (tháng 4/2006). Các công trình khoa học có các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề nghiên cứu.Nhằm làm rõ hơn sự tác động của vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy CDCCKTtrên địa bàn tỉnh, tác giả chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phầnnhỏ vào việc phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Là m rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa vốn tín dụng ngân hàngvới quá trình CDCCK. Đ ề xuất các giải pháp không ngừng mở rộng tín dụng ởNHNo&PTNT Quảng Nam phục vụ quá trình CDCCKT trên đ ịa bàn. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá để làm sáng tỏ một số vấn đề về tác động của vốn tín dụng ngân hàngvới sự CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. - Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng ở NHNo&PTNT Quảng Nam đối với sựCDCCKT trên địa bàn trong thời gian qua, chỉ ra những vướng mắc cần tháo gỡ và nguyênnhân của thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: