Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Số trang: 102
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.20 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn "Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội" thực hiện với mục đích nhằm đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phúc Thọ nói riêng vẫn là hoạt động chủ yếu. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của Huyện, danh mục tín dụng được thay đổi tích cực, tăng tỷ trọng cho vay đối với hộ nông nghiệp cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, quy trình tín dụng từng bước được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh luôn phải đối diện với nhiều loại rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động, quản trị rủi ro tín dụng đã được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Mặc dù vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu: rủi ro tín dụng vẫn xảy ra và gây ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế - xã hội. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tăng trưởng tín dụng lớn, rủi ro tín dụng có nguy cơ gia tăng, Chi nhánh sẽ khó phát triển bền vững nếu không chú trọng hơn tới quản trị rủi ro tín dụng. Chính vì tính cấp thiết như trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. 2- Mục đích nghiên cứu - Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Để đạt được mục tiêu đó, các nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện: 1 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 3- Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. 4- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2012 đến 2014. 5- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, so sánh; ... 6- Kết cấu Luận văn được kết cấu theo 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 2 Thang Long University Libraty CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại * Khái niệm Thuật ngữ “Ngân hàng” đã có từ rất lâu, hoạt động ngân hàng được chứng minh là gắn bó cùng với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội loài người, nhiều tài liệu và di chứng khảo cổ cho thấy hoạt động ngân hàng đã ra đời từ 3 - 4 ngàn năm trước công nguyên. Tại Hy Lạp các nhà đổi tiền được gọi là Trapezita - tiếng Hy lạp có nghĩa là cái bàn. Các Trapezita ngồi trước các bàn đổi tiền để nhận tiền của giai cấp quí tộc, người giầu có, vv... Ở Ý các hoạt động mua, bán trao đổi vay tiền được tiến hành trên các bàn dài gọi là Banca, đây cũng là từ xuất phát gốc của từ Banque (Pháp), Bank ( Anh, Mỹ , Đức ), Banco (Ý)... có nghĩa là ngân hàng sau này. Từ thế kỷ XVIII trở về trước, hoạt động ngân hàng chưa thực sự phát triển và chưa có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, từ đó trở lại đây đặc biệt là trong thời đại ngày nay ngân hàng được xem như là “mạch máu” của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng thể hiện sức mạnh và tiềm lực của nền kinh tế. Cùng với chiều dài lịch sử phát triển của ngành ngân hàng, trong mỗi giai đoạn, hoạt động ngân hàng cũng có sự thay đổi, bên cạnh đó với các hoạt động đa dạng lại luôn biến động với sự thay đổi chung của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau dẫn đến quan niệm về Ngân hàng thương mại không thống nhất giữa các nước và khu vực trên thế giới: 3 Tại Mỹ, nơi có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới: 'Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Nước Pháp coi “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên, nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, Tín dụng hay tài chính”. Đan Mạch thì coi “Ngân hàng là nơi thực hiện các nghiệp vụ thiết yếu bao gồm: thu nhận tiền ký thác; buôn bán vàng bạc; hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện Tín dụng và hối phiếu; bảo lãnh các món nợ; thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân; đứng ra bảo hiểm, bảo đảm ký quỹ; tham dự vào thiết lập các xí nghiệp”. Tại Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM, nhưng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng: - Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. - NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà các hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phúc Thọ nói riêng vẫn là hoạt động chủ yếu. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của Huyện, danh mục tín dụng được thay đổi tích cực, tăng tỷ trọng cho vay đối với hộ nông nghiệp cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, quy trình tín dụng từng bước được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh luôn phải đối diện với nhiều loại rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động, quản trị rủi ro tín dụng đã được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Mặc dù vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu: rủi ro tín dụng vẫn xảy ra và gây ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế - xã hội. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tăng trưởng tín dụng lớn, rủi ro tín dụng có nguy cơ gia tăng, Chi nhánh sẽ khó phát triển bền vững nếu không chú trọng hơn tới quản trị rủi ro tín dụng. Chính vì tính cấp thiết như trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. 2- Mục đích nghiên cứu - Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Để đạt được mục tiêu đó, các nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện: 1 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 3- Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. 4- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2012 đến 2014. 5- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, so sánh; ... 6- Kết cấu Luận văn được kết cấu theo 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 2 Thang Long University Libraty CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại * Khái niệm Thuật ngữ “Ngân hàng” đã có từ rất lâu, hoạt động ngân hàng được chứng minh là gắn bó cùng với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội loài người, nhiều tài liệu và di chứng khảo cổ cho thấy hoạt động ngân hàng đã ra đời từ 3 - 4 ngàn năm trước công nguyên. Tại Hy Lạp các nhà đổi tiền được gọi là Trapezita - tiếng Hy lạp có nghĩa là cái bàn. Các Trapezita ngồi trước các bàn đổi tiền để nhận tiền của giai cấp quí tộc, người giầu có, vv... Ở Ý các hoạt động mua, bán trao đổi vay tiền được tiến hành trên các bàn dài gọi là Banca, đây cũng là từ xuất phát gốc của từ Banque (Pháp), Bank ( Anh, Mỹ , Đức ), Banco (Ý)... có nghĩa là ngân hàng sau này. Từ thế kỷ XVIII trở về trước, hoạt động ngân hàng chưa thực sự phát triển và chưa có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, từ đó trở lại đây đặc biệt là trong thời đại ngày nay ngân hàng được xem như là “mạch máu” của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng thể hiện sức mạnh và tiềm lực của nền kinh tế. Cùng với chiều dài lịch sử phát triển của ngành ngân hàng, trong mỗi giai đoạn, hoạt động ngân hàng cũng có sự thay đổi, bên cạnh đó với các hoạt động đa dạng lại luôn biến động với sự thay đổi chung của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau dẫn đến quan niệm về Ngân hàng thương mại không thống nhất giữa các nước và khu vực trên thế giới: 3 Tại Mỹ, nơi có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới: 'Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Nước Pháp coi “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên, nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, Tín dụng hay tài chính”. Đan Mạch thì coi “Ngân hàng là nơi thực hiện các nghiệp vụ thiết yếu bao gồm: thu nhận tiền ký thác; buôn bán vàng bạc; hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện Tín dụng và hối phiếu; bảo lãnh các món nợ; thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân; đứng ra bảo hiểm, bảo đảm ký quỹ; tham dự vào thiết lập các xí nghiệp”. Tại Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM, nhưng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng: - Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. - NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà các hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng ngân hàng Rủi ro tín dụngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thẩm định tín dụng ngân hàng và hướng dẫn thực hành tín dụng: Phần 1 - TS. Nguyễn Minh Kiều
284 trang 881 25 0 -
99 trang 388 0 0
-
36 trang 315 0 0
-
98 trang 304 0 0
-
102 trang 286 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 279 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 01: Xây lắp - trường mẫu giáo Hưng Thuận
254 trang 278 1 0 -
96 trang 274 0 0
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 242 1 0 -
87 trang 237 0 0