Danh mục

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG ĐA BỘI (Clarias macrocephalus Gunther)

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

So sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng giữa cá sốc nhiệt và cá bình thường sau khi ương. Xác định tỷ lệ cá trê vàng đa bội xuất hiện trong các nghiệm thức sốc nhiệt. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan, NH3, NO2
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG ĐA BỘI (Clarias macrocephalus Gunther)" TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HUỲNH TẤN HỒNGTHỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG ĐA BỘI (Clarias macrocephalus Gunther) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM 2009 1 Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Nhóm cá trơn nói chung và cá trê nói riêng phân bố khá rộng rãi, đặc biệtlà vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Chúng sống được trong nhiều loại hình thủyvực khác nhau kể cả môi trường giàu chất dinh dưỡng. Trong 4 loài cá trê ở nước ta hiện nay thì cá trê vàng (Clariasmacrocephalus) là loài có giá trị kinh tế nhất, do chất lượng thịt thơm ngon nênđược nhiều người ưa chuộng và thịt cá có màu vàng nghệ trông hấp dẫn hơn nêncàng thu hút nhiều thực khách. Do cá chậm lớn hơn so với cá giống loài khác nênxu hướng người ta nuôi các loại cá khác trong họ cá trê nhiều hơn, chính điềunày đã làm sản lượng cá trê vàng ngày càng cạn kiệt. Với thực tế đó, để khắc phục nhược điểm trên của cá trê vàng thì một sốbiện pháp được đặt ra như cho lai tạo giữa các loài cá trê với nhau. Bên cạnh đóthì cũng có vài nghiên cứu về gây đa bội thể cá được tiến hành nhưng chưa phổbiến rộng rãi. Kết quả là sản lượng cá trê tăng lên nhưng lại làm chất lượng thịtcá giảm đi và làm cho nguy cơ con cá trê vàng bị tuyệt chủng do sự phát triển lấnát của các loài cá khác. Từ vấn đề này nên đề tài “Thử nghiệm sản xuất cá trêvàng (Clarias macroephalus Gunther, 1864) đa bội” được thực hiện ở Trại ThựcNghiệm – Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa thủy sản – TrườngĐại Học Cần Thơ là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu của đề tài Nhằm tìm ra được thời gian sốc nhiệt hợp lý cho tỷ lệ cá trê vàng đa bộicao. 1.3. Nội dung của đề tài Tiến hành sốc nhiệt trứng đã thụ tinh sau 15 phút ở 4 oC trong 10, 20, 30phút. So sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình giữa cá trêvàng bình thường và cá trê vàng đa bội. 2 So sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng giữa cásốc nhiệt và cá bình thường sau khi ương. Xác định tỷ lệ cá trê vàng đa bội xuất hiện trong các nghiệm thức sốcnhiệt. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan,NH3, NO2-. 3 Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học cá trê vàng2.1.1. Vị trí phân loại Cá trê vàng có tên khoa học là Clarias macrocephalus Gunther (NguyễnBạch Loan, 2003) với vị trí phân loại như sau:Ngành: Chordata Ngành phụ: Verebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Siluriformes Họ: Clariidae Giống: Clarias Loài: Clarias macrocephalus Gunther2.1.2. Phân bố Cá phân bố rộng trên thế giới, đặc biệt là vùng Á nhiệt đới và nhiệtđới.Chúng có khả năng sống tốt ở vùng nước thiếu oxy và giàu chất hữucơ.Để nhận dạng cá trê vàng với các loài cá trê khác ta dựa vào: cá trê vàngxương chẩm hình vòng cung, trê trắng xương hình chữ V, trê phi xươngchẩm hình chữ M, trê đen xương chẩm tương tự như cá trê trắng, nhưnggốc của xương chẩm hơi tù hơn. Cá trê vàng mấu xương chẩm có dạng hìnhvòng cung, chiều rộng gốc mấu xương chẩm lớn hơn 3 lần chiều cao củachính nó (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)2.1.3. Đặc điểm sinh sản Ngoài tự nhiên cá có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầukhi được khoảng 8 tháng tuổi. Cá có hai mùa sinh sản chính là tháng 3-6 và tháng 7-8 hàng năm.Sức sinh sản tương đối của cá dao động từ 40.000 – 50.000 trứng/kg cá cái.Trứng cá trê thuộc loại trứng dính và có tập tính làm tổ đẻ dọc theo các bờ 4ao, mực nước nông, nhiệt độ cho cá sinh sản tốt từ 28-30 o C. Sau khi cásinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái thành thục khoảng 30 ngày thì cá có thểtham gia sinh sản trở lại.Phân biệt cá đực, cá cái: Cá cái: Bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục hình vành khuyên và phồng tothường có màu đỏ nhạt. Lấy ngón tay vuốt nhẹ bụng cá từ trên xuống thấycó trứng chảy ra, kích cở trứng đồng đều, căng tròn với màu sắc đặc trưng. Cá đực: Có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dụcnhọn và hơi nhỏ, gai sinh dục màu hồng nhạt.2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Cá trê là loài ăn tạp thiên về động vật đáy, cá thích ăn xác động vậtđang thối rữa. Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tựnhiên cá trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm, cua, cá, ... ngoài ra trong điều kiệnao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: