Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 732.43 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua 20 năm đổi mới, sự phát triển KT-XH đất nước ta đạt được những thành tựu rực rỡ, kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước và phát triển tương đối toàn diện; vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh; cơ cấu kinh tế cả nước tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng CN và DV; nông nghiệp, nông thôn được xác định là mục tiêu trọng tâm trước mắt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam LUẬN VĂN:Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua 20 năm đổi mới, sự phát triển KT-XH đất nước ta đạt được những thành tựurực rỡ, kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước và phát triểntương đối toàn diện; vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh; cơ cấu kinh tế cả nước tiếp tụcchuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng CN và DV; nông nghiệp, nông thôn được xácđịnh là mục tiêu trọng tâm trước mắt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên,đi kèm với những thành tựu đó là những yếu kém, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế chưatương xứng với khả năng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; “khoảng cách về thunhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra” [6,tr.63] và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết, trong đó “đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nôngthôn và nông dân” [6, tr.68] là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách. Nhìn chung các huyện ở nước ta hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm phần chủ yếutrong cơ cấu kinh tế. CN, DV tuy đã có những bước đi tạo nên những chuyển biến tíchcực, nhưng so với yêu cầu phát triển chung vẫn còn rất xa. Trong khi đó, các công cụ đònbẩy kinh tế như thuế, tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng... chưa đủ mạnh để phát huy hếtvai trò của mình đối với sự phát triển KT-XH khu vực nông nghiệp nông thôn. Tại nhiềuđịa phương cơ chế chính sách đôi khi chưa thật sự tương thích với hoạt động của các côngcụ này, vai trò của tín dụng ngân hàng đôi khi bị bỏ qua hoặc xem nhẹ... Đại Lộc (Quảng Nam) là một huyện trung du, có đến 3/4 diện tích tự nhiên là đấtrừng, núi. Qua 2 cuộc chiến tranh, vùng đất này bị tàn phá dữ dội, để lại di chứng nặng nềcả về mặt thiên nhiên, đất đai, con người, xã hội. Qua 20 năm đổi mới, Đảng bộ và nhândân huyện Đại Lộc đã vượt lên trên những khó khăn mất mát để biến nơi đây thành mộtvùng đất đầy sôi động với nhiều chương trình dự án đã và đang xúc tiến mạnh mẽ thu hútđầu tư. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã xác định phấn đấu xâydựng huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp vào những năm 2010 – 2015. Để đạt đượcmục tiêu đó trước hết phải phát huy các nguồn nội lực ở huyện, kết hợp nội lực với ngoạilực để tạo ra hợp lực của sự phát triển KT-XH. Một trong những nguồn lực cần huy động cho sự phát triển KT-XH ở huyện ĐạiLộc là nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn thông qua hệ thống tín dụngngân hàng, kết hợp với nguồn vốn huy động được trong huyện với ngoài huyện, ngoài tỉnh,ngoài nước…Tuy vậy, trên thực tế ở nước ta nói chung, Đại Lộc nói riêng, việc nhận thứcđúng đắn vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển KT-XH huyện đang cònnhiều bất cập. Là người nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, gắn bó với địa bànnông nghiệp, nông thôn, tác giả luận văn nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay việc nghiêncứu để nhận thức đúng vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển KT-XHđang là vấn đề nóng, không chỉ của riêng ngành Ngân hàng, mà còn là của xã hội. Từnhững lý do trên, tác giả chọn “Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn đối với phát triển kinh tế - xó hội ở Đại Lộc, Quảng Nam” làm đề tài luận văntốt nghiệp Cao học Kinh tế chính trị, với lòng mong muốn góp phần làm rõ vị trí, vai tròcủa tín dụng ngân hàng đối với chiến lược phát triển KT-XH, đề xuất những quan điểm,giải pháp đúng đắn sử dụng công cụ tín dụng ngân hàng và nâng cao vai trò của nó để tácđộng vào quá trình phát triển KT-XH, không chỉ trên địa bàn huyện Đại Lộc mà còn có thểáp dụng cho các huyện trung du, đồng bằng có điều kiện tương tự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về hoạt động tín dụng, vai trò của tín dụng cho phát triển KT-XH đã có nhiều côngtrình, bài viết được công bố và đăng tải. Tiêu biểu như: - Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp,nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Chuyên ngành Quảnlý kinh tế), Võ Văn Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999. - Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phát triển ngànhnông nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá. Luận văn Thạc sỹ kinh tế (Chuyên ngành Kinh tế pháttriển), Đặng Ngọc Ba, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004. - Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôntrên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Chuyên ngành Kinh tế tài chính – ngânhàng), Phan Xuân Sinh, Học viện Ngân hàng, 2006. - Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: