Danh mục

LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 841.93 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công tác vận động quần chúng có vai trò hết sức quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử của cách mạng Việt Nam: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” đó là sự tổng kết của cha ông ta. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay LUẬN VĂN:Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vậnđộng phụ nữ trên địa bàn xó ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác vận động quần chúng có vai trò hết sức quan trọng trong suốt tiến trìnhlịch sử của cách mạng Việt Nam: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dânliệu cũng xong”. “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” đó là sự tổng kết củacha ông ta. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Cách mạng làsự nghiệp của quần chúng”, “quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh sớm nhận thức rõ vai trò của công tác dân vận nói chung,vận động phụ nữ nói riêng, Người đã thấy rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phụ nữngay từ buổi đầu hoạt động cách mạng. Người coi công tác vận động phụ nữ là khâuquan trọng của phong trào cách mạng quần chúng. Trình độ chính trị, văn hoá, điều kiệnsống của phụ nữ phản ánh trình độ văn minh của xã hội. Thực tế cho thấy, phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nướcvà giữ nước. Với 52% dân số, 65% lực lượng lao động trong nông nghiệp, vai trò của phụnữ ngày càng được khẳng định trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội để phát huy khả năngcủa mình. Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận độngphụ nữ, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiệnnam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp xây dựngCNXH. Gần đây nhất, sau khi thực hiện thành công chiến lược và kế hoạch hành độngquốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiếnlược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Nhìn chung, trong những năm qua, việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết củaĐảng và Nhà nước về dân vận nói chung công tác vận động phụ nữ nói riêng đã đạtnhững thành tựu đáng kể, địa vị của phụ nữ ngày càng được đề cao tương xứng vớinhững đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của cả n ước và sự quan tâm củaĐảng cộng sản Việt Nam. Do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, chưa vận dụng, tiếp thu đúng mứcthành tựu lý luận quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt chưa vận dụng một cáchtriệt để, chưa tuyên truyền một cách rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận độngphụ nữ, nên sự tiến bộ của phụ nữ chưa được như ý; tư tưởng xem thường phụ nữ vẫndiễn ra ở các địa phương, các vùng, các ngành chưa quan tâm chia sẻ đúng mức, chưachú ý bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, đáp ứngnhững đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Hải Dương là một địa phương có tỷ lệ nữ chiếm 51% số người trong độ tuổi laođộng. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ,phong trào phụ nữ Hải Dương nói chung đã đạt nhiều thành tựu to lớn thông qua nhữngđóng góp của họ vào các lĩnh vực của địa phương. Có nhiều vấn đề nẩy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá: trình độ họcvấn, chuyên môn, kỹ thuật của một bộ phận phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội của địa phương; tình trạng thiếu việc làm, nhà ở, phụ nữ nghèo, vẫn còn một bộphận nữ sinh con thứ 3… Là giảng viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Dân vận ở Trường chính trị tỉnh,tôi thấy cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, công tác vận độngphụ nữ, đặc biệt phụ nữ trên địa bàn xã, góp phần khẳng định và tìm ra những giải phápchủ yếu nhằm phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó lànhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách. Chính thực tế trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhvề vận động phụ nữ trên địa bàn xó ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” làmluận văn tốt nghiệp, với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nỗ lựcchung của xã hội, của địa phương đối với sự tiến bộ của phụ nữ cả về phương diện lý luậnvà thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Các sách: - Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Nxb Thông tấn, HN, 2005. - Nhiều tác giả, Bác Hồ trong trái tim phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, HN, 2007. - Nhiều tác giả, Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ, Nxb Phụ nữ, HN, 2008. - Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1970. - Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1990. - Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1977. - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hai mươi năm, một chặng đường phát triển của phụnữ Việt Nam (1975-1995), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1996. - Lê Thị Nhâm: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: