Danh mục

Luật Manu – Bộ bách khoa thư về Ấn Độ cổ đại

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.64 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Ấn Độ còn lưu giữ được một kho tàng thư tịch cổ đồ sộ, mà thường được gọi là thư tịch cổ Hinđu. Một trong những thư tịch đó là bộ luật Manu – một trong những bộ luật cổ xưa nhất của loài người – nơi kết tinh tinh thần, trí tuệ, tư duy Ấn Độ về con người và cuộc sống. Bài viết này nhằm đánh giá giá trị to lớn của bộ luật thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật Manu – Bộ bách khoa thư về Ấn Độ cổ đại JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 3-8 LUẬT MANU – BỘ BÁCH KHOA THƯ VỀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Đinh Ngọc Bảo và Tống Thị Quỳnh Hương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Ấn Độ được biết đến với bề dày của một nền văn minh rực rỡ đã tồn tại suốt 5000 năm lịch sử và là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Ở Ấn Độ còn lưu giữ được một kho tàng thư tịch cổ đồ sộ, mà thường được gọi là thư tịch cổ Hinđu. Một trong những thư tịch đó là bộ luật Manu – một trong những bộ luật cổ xưa nhất của loài người – nơi kết tinh tinh thần, trí tuệ, tư duy Ấn Độ về con người và cuộc sống. Bài viết này nhằm đánh giá giá trị to lớn của bộ luật thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. 2. Nội dung nghiên cứu Luật Manu là một bách khoa thư về xã hội Ấn Độ. Với 2695 điều luật, chia làm 12 chương, được trình bày dưới dạng câu song vần, Manu cho người ta thấy bức tranh lịch sử Ấn Độ cổ xưa trên mọi lĩnh vực, cả về kinh tế, chính trị, tư tưởng và văn hóa. Giống như các tác phẩm khác từ thời cổ đại của Ấn Độ, luật Manu được soạn thảo bởi các thành viên của một tổ chức xã hội gọi là Bàlamôn hay giáo sĩ và theo một phạm vi rộng hơn, nó dành cho giáo sĩ. Nhưng không giống kinh Vêđa được coi là vĩnh cửu và có nguồn gốc thần thánh, luật Manu có nguồn gốc con người và do đó dễ bị sai sót bởi con người. Nó chứa đựng các luật lệ, qui tắc ứng xử được áp dụng bởi các cá nhân, cộng đồng và quốc gia. Nó bao gồm pháp luật hình sự và dân sự, còn bao gồm cả giáo lí của nghiệp, tái sinh và sự cứu rỗi. . . Vì vậy nó vừa là một tác phẩm luật nhưng đồng thời là một tác phẩm tôn giáo. Nó vừa được coi là nền tảng pháp luật của đạo Hinđu vừa được coi là nền tảng cho sự hiểu biết xã hội Ấn Độ cổ đại. Các nhà nghiên cứu cho rằng, luật Manu có lẽ được viết vào thiên niên kỉ thứ I trước công nguyên (TCN), nhưng nội dung mà nó đề cập đến sớm hơn rất nhiều, có thể là từ thời người Aryan bắt đầu xâm nhập Ấn Độ, khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II TCN. Ở Ấn Độ cổ đại, đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất, là hình thức luật độc đáo nhất, điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội quan trọng lúc bấy giờ. Được viết súc tích và cô đọng hơn nhiều so với các bản văn khác, tài liệu này cho ta một con đường 3 Đinh Ngọc Bảo và Tống Thị Quỳnh Hương thẳng trực tiếp đến với quá trình xây dựng cấu trúc thượng tầng có ảnh hưởng nhất của Ấn Độ giáo và xã hội Ấn Độ nói chung. Bộ luật Manu đề cập một cách chi tiết và tỉ mỉ mọi vấn đề trong xã hội cổ đại Ấn Độ. Nó được coi là một bản thuyết trình hoàn thiện về cuộc sống trên thế giới - cuộc sống là thế nào và phải sống thế nào. Không công trình nghiên cứu hiện đại nào về cuộc sống gia đình của người Hinđu (người theo đạo Ấn), tâm lý học, các khái niệm về thể xác, giới tính, mối quan hệ giữa con người và động vật, thái độ đối với đồng tiền và của cải vật chất, chính trị, luật lệ, đẳng cấp, lễ tẩy uế và ô nhiễm, các nghi lễ, phong tục và tư tưởng xã hội, từ bỏ thế giới và mục tiêu thế giới,. . . có thể bỏ qua luật Manu. Trong tư tưởng lâu đời của các học giả phương Tây, không có công trình nào có danh tiếng lớn hơn và được xem qua hàng thế kỉ là có căn cứ xác đáng như luật Manu. Đây là một trong những công trình bằng tiếng Sanskrit đầu tiên được dịch ra mọi thứ tiếng châu Âu. Bản dịch sớm nhất được xuất bản tại Canlcutta năm 1794, của William Jones, một trong những nhà sáng lập ra khoa Ấn Độ học hiện đại. Tượng đài của Jones ở Thánh đường St Paul’s, Luân Đôn, tạc tư thế ông cầm một tập Manu trong tay. Bản dịch ra tiếng Anh của Jones sau đó được dịch ra tiếng Đức và được J.Chr.Huttner xuất bản ở Weimar năm 1797. Sự xuất hiện nhanh chóng của các bản dịch tiếp theo sau bằng tiếng Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và tiếng Nga, và việc nó được liệt kê vào seri bản Thánh văn đồ sộ do F.Max.Muller biên soạn đã chứng thực cho tầm quan trọng về mặt lịch sử và tôn giáo mà các nhà Đông phương học dành cho cuốn bản văn này. Trong lĩnh vực luật so sánh, cuốn bản văn tiếp tục thu hút sự chú ý của những người phương Tây, giống như Derrett, họ xem công trình này là một trong những tác phẩm hàng đầu về luật pháp cổ đại, giá trị ở mọi khía cạnh hơn hẳn Hammurabi và có thể so sánh với đạo luật Moses. Không giống với nhiều bộ luật cổ khác trên thế giới, Manu không đơn thuần là việc đưa ra các quy định, quy tắc, hình phạt nghiêm khắc mà còn là một tác phẩm Hinđu giáo mang đầy tính nhân văn, khoa học thậm chí là cả sự tiến bộ đi trước thời đại. Giá trị của luật Manu không chỉ có ý nghĩa ở thời đại của nó mà còn có tầm ảnh hưởng tới nhiều bộ luật khác sau này ở Ấn Độ. Danh tiếng của luật Manu ở châu Âu vượt qua cả ranh giới của khoa nghiên cứu về Ấn Độ. Các nhà khoa học cho rằng sự nổi tiếng của Manusmriti đã làm cho ng ...

Tài liệu được xem nhiều: