Danh mục

Luật thi hành án dân sự năm 2008 với nhiều quy định mới thực hiện cải cách tư pháp , xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.56 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và qúa trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật thi hành án dân sự năm 2008 với nhiều quy định mới thực hiện cải cách tư pháp , xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCNLuật thi hành án dân sự năm 2008 với nhiều quy định mới thực hiện cải cách tư pháp , xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCNThi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chungvà qúa trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉthực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án làcông đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấphành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hộichủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhànước, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệuquả của bộ máy Nhà nước.Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Các bản án và quyết định củaToà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi nhân dân tôn trọng;những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.Thực hiện quy định này của Hiến pháp 1992, cho đến nay công tác thi hành án dânsự đã thu được nhiều kết quả quan trọng như: về mặt thể chế, đã ban hành đượchai Pháp lệnh chuyên ngành về thi hành án dân sự là Pháp lệnh thi hành án dân sự1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 và trên dưới một trăm văn bản trực tiếphướng dẫn hoặc có liên quan đến công tác thi hành án dân sự;về mặt tổ chức bộ máy, các cơ quan thi hành án dân sự trên toàn quốc đã từngbước được kiện toàn: 63 cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trên phạm vi cả nướcđã có Trưởng hoặc được giao Quyền trưởng và Phó trưởng; về cơ bản tất cả các cơquan thi hành án dân sự cấp tỉnh đã thành lập được hai hoặc ba phòng chuyên môntrực thuộc, riêng Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội được thành lập bốn phòng,Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm phòng và mỗiphòng đều đã được bổ nhiệm Trưởng, Phó trưởng phòng hoặc Phó trưởng phònggiao phụ trách;về công tác biên chế, các cơ quan thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước đãtuyển dụng được khoảng 8000 biên chế trên tổng số 8287 biên chế được phân bổ,trong đó có gần 3.000 Chấp hành viên, ngoài ra là các chức danh khác như Kếtoán, Chuyên viên, Cán sự, Thủ kho, Thủ quỹ…;về công tác đào tạo, bồi dưỡng, Bộ Tư pháp luôn luôn quan tâm chỉ đạo các đơnvị chức năng thuộc Bộ liên tiếp mở các khoá đào tạo Chấp hành viên, các lớp bồidưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ thi hành án cho Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đãđược bổ nhiệm lâu năm và các công chức làm công tác tổ chức, kế toán, văn thư,lưu trữ trong các cơ quan thi hành án dân sự địa phương;về công tác giải quyết án, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp,Cục Thi hành án dân sự, các cơ quan, ban ngành ở Trung ương cùng với các cấpuỷ, chính quyền địa phương đã giúp các cơ quan thi hành án dân sự trên phạm vicả nước hàng năm thi hành được hàng trăm nghìn vụ việc với tỉ lệ năm sau caohơn năm trước, thu về cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân hàng nghìn tỉ đồng, trongđó có những vụ án lớn, phức tạp kéo dài trong nhiều năm đã được giải quyết dứtđiểm, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lýcủa Nhà nước.Những kết quả đạt được sau hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh THADS năm 2004là cơ bản. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trongtình hình mới thì Pháp lệnh THADS 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làmgiảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tính nghiêm minh của Pháp luật;quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết địnhcủa Toà án chưa được bảo đảm, nhiều việc gây bức xúc trong xã hội[1].Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế thi hành án;đổi mới quy trình, thủ tục thi hành án dân sự; nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệmcủa hệ thống tổ chức thi hành án dân sự trong bộ máy nhà nước để đáp ứng đòi hỏicủa công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trongđó các quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người phải được phápluật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn; mọi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền tự do,lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị và bảo đảm thực thi các lợi íchđó trên thực tế thông qua hoạt động thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quátrình tố tụng.Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt đó của công tác thi hành án dân sự đốivới công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 đã quy định: “Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Toàán có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xửlý theo phán quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành”.Để tiếp tục đưa các chủ trương, đường lối đó của Đảng về cải cách tư pháp tronglĩnh vực thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống, ngày 14/11/2008, tại kỳ họpthứ 4, Quốc hội khoá XII đã biểu quyết với đa số phiếu tán thành thông qua Luậtthi hành án dân sự gồm có 9 chương 183 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/7/2009 và Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật thihành án dân sự chứa đựng nhiều nội dung mới quan trọng thể hiện chủ trương cảicách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự và xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa, cụ thể bao gồm:Một là, Quốc hội thông qua Luật thi hành án dân sự 2008 thay thế Pháp lệnh thihành án dân sự 2004 đã khẳng định giá trị hiệu lực pháp lý cao của các quy phạmpháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Có thể nói trong lịch sử lập pháp ViệtNam, riêng trong lĩnh vực thi hành án thì Luật thi hành án dân sự 2008 là văn bảnchuyên ngành đầu tiên về thi hành án dân sự có hiệu lực pháp lý cao nhất. Côngcuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: