Lý Công Uẩn
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 130.56 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thái tổ họ Lý tên Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh năm Giáp Tuất (974), định ngôi năm Canh Tuất (1010) và mất năm Mậu Thìn (1028). Lý Công Uẩn là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh. Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Công Uẩn nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một tiểu nữ rồi nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Công Uẩn Lý Công Uẩn T hái tổ họ Lý tên Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, thuộc tỉnh BắcNinh. Ông sinh năm Giáp Tuất (974), định ngôi năm Canh Tuất (1010) vàmất năm Mậu Thìn (1028). Lý Công Uẩn là con nuôi của thiền sư Lý KhánhVăn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh. Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Công Uẩn nhà nghèo khó,đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một tiểu nữrồi nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng mangnhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước,xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân, chết đuối. Vợchờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng, khóc lóc mộthồi, rồi vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đấy. Ông sư chùa ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mê thấy ông Long thầnbáo mộng rằng: Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến. Nhà sưtỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều chỉ thấy mộtngười đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng, có một đêm thơm nứccả chùa, nhà sư trông ra tam quan, thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùara thăm thì người đàn bà ấy đã sinh một đứa con trai, hai bàn tay có bốn chữson: Sơn hà xã tắc. Sau đó, trời bỗng nhiên nổi cơn mưa to gió lớn, mẹ chúbé chết ngay sau khi sinh con và chú bé ở lại với nhà sư. Khi 8, 9 tuổi chú béđược nhà sư cho theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Công Uẩn lớn lên, khảng khái, chí lớn. Do có công, ông được làmquan thời vua Thiếu đế nhà Lê. Khi vua Thiếu đế bị giết, ông ôm thây vuakhóc. Vua Ngọa triều khen là trung, cử ông làm Từ tướng quân chế chỉ huysứ, thống lĩnh hết quân túc vệ. Theo truyền thuyết, bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ bị sétđánh tước lần vỏ ngoài, trong thân cây gạo có mấy câu sấm: Thụ căn điểu điểu Mộc biểu thanh thanh Hòa đao mộc lạc Thập bát tử thành (*) ... Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết điềm nhà Lê đổ, nhà Lý sắp lên, bảoCông Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cườngthịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiềunhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúngmà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông th ìcòn ai đương nổi nữa. Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, phải nhờ người đem giấu VạnHạnh ở chùa Tiêu Sơn. Khi vua Ngọa triều mất, vua kế tự còn nhỏ, ông cầm quân túc vệ trongchốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Can Mộc mưu với các quan triều,lập ông lên ngôi Hoàng Đế. Ông lên ngôi, thấy kinh đô Hoa Lư hẹp, nên năm 1010 thay đổi đếnĐại La thành. Nhân có điềm rồng vàng bay lên, mới đổi tên gọi là thànhThăng Long (tức Hà Nội bây giờ). Ông ở ngôi vua 18 năm. Là người của một dòng họ lớn, lâu đời, cónhiều nhân vật tiếng tăm, cộng với khiếu thông minh bẩm sinh đã được nhậpthân văn hóa ở một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ - con nuôi - continh thần của những vị cao tăng xuất sắc, Lý Công Uẩn thực sự là người conưu tú của trung tâm kinh tế - văn hóa Lục Tổ - Cổ Pháp thế kỷ 10. Ông đãcùng triều Lý làm rạng danh vùng đất quê ông và viết nên những trang sửoanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vì ông sinh ra ở chùa ứng Tâm cho nên chùa ấy bây giờ có tên là chùaDặn. Và ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng năm xưa, những gò ở xungquanh trông giống như hoa sen nở tám cánh cho nên nhà Lý truyền ngôiđược tám đời. Nơi ông sinh ra nay thuộc làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh BắcNinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Công Uẩn Lý Công Uẩn T hái tổ họ Lý tên Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, thuộc tỉnh BắcNinh. Ông sinh năm Giáp Tuất (974), định ngôi năm Canh Tuất (1010) vàmất năm Mậu Thìn (1028). Lý Công Uẩn là con nuôi của thiền sư Lý KhánhVăn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh. Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Công Uẩn nhà nghèo khó,đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một tiểu nữrồi nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng mangnhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước,xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân, chết đuối. Vợchờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng, khóc lóc mộthồi, rồi vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đấy. Ông sư chùa ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mê thấy ông Long thầnbáo mộng rằng: Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến. Nhà sưtỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều chỉ thấy mộtngười đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng, có một đêm thơm nứccả chùa, nhà sư trông ra tam quan, thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùara thăm thì người đàn bà ấy đã sinh một đứa con trai, hai bàn tay có bốn chữson: Sơn hà xã tắc. Sau đó, trời bỗng nhiên nổi cơn mưa to gió lớn, mẹ chúbé chết ngay sau khi sinh con và chú bé ở lại với nhà sư. Khi 8, 9 tuổi chú béđược nhà sư cho theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Công Uẩn lớn lên, khảng khái, chí lớn. Do có công, ông được làmquan thời vua Thiếu đế nhà Lê. Khi vua Thiếu đế bị giết, ông ôm thây vuakhóc. Vua Ngọa triều khen là trung, cử ông làm Từ tướng quân chế chỉ huysứ, thống lĩnh hết quân túc vệ. Theo truyền thuyết, bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ bị sétđánh tước lần vỏ ngoài, trong thân cây gạo có mấy câu sấm: Thụ căn điểu điểu Mộc biểu thanh thanh Hòa đao mộc lạc Thập bát tử thành (*) ... Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết điềm nhà Lê đổ, nhà Lý sắp lên, bảoCông Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cườngthịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiềunhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúngmà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông th ìcòn ai đương nổi nữa. Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, phải nhờ người đem giấu VạnHạnh ở chùa Tiêu Sơn. Khi vua Ngọa triều mất, vua kế tự còn nhỏ, ông cầm quân túc vệ trongchốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Can Mộc mưu với các quan triều,lập ông lên ngôi Hoàng Đế. Ông lên ngôi, thấy kinh đô Hoa Lư hẹp, nên năm 1010 thay đổi đếnĐại La thành. Nhân có điềm rồng vàng bay lên, mới đổi tên gọi là thànhThăng Long (tức Hà Nội bây giờ). Ông ở ngôi vua 18 năm. Là người của một dòng họ lớn, lâu đời, cónhiều nhân vật tiếng tăm, cộng với khiếu thông minh bẩm sinh đã được nhậpthân văn hóa ở một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ - con nuôi - continh thần của những vị cao tăng xuất sắc, Lý Công Uẩn thực sự là người conưu tú của trung tâm kinh tế - văn hóa Lục Tổ - Cổ Pháp thế kỷ 10. Ông đãcùng triều Lý làm rạng danh vùng đất quê ông và viết nên những trang sửoanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vì ông sinh ra ở chùa ứng Tâm cho nên chùa ấy bây giờ có tên là chùaDặn. Và ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng năm xưa, những gò ở xungquanh trông giống như hoa sen nở tám cánh cho nên nhà Lý truyền ngôiđược tám đời. Nơi ông sinh ra nay thuộc làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh BắcNinh.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý Công Uẩn danh nhân văn hóa danh nhân lịch sử nhân vật lịch sử lịch sử việt namTài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 148 0 0 -
Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm
7 trang 88 1 0 -
69 trang 87 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0