Danh mục

Lý Thuyết Bệnh Học: NHĨ CAM

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.06 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết bệnh học: nhĩ cam, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Bệnh Học: NHĨ CAM NHĨ CAMXuất xứ:Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’.Chứng Nhĩ Cam là tai chảy mủ mầu đen, lở loét, hôi thối.Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết:“Chứng Nhĩ cam thì tai chảy mủ hôi thối”.Nguyên nhân:Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ ghi: Nhĩ cam gây ra lở loét, hôi thối, dophong nhiệt của kinh túc Thiếu âm và thủ Thiếu dương ửng trệ lại ở phía trên gâynên”.Triệu chứng:Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:1- Do thấp nhiệt ở kinh Vị và hỏa độc ở Can gây nên: trong tai có mủ mầu đen hôithối.Điều trị: Thanh hỏa, lợi thấp.Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm, Nhĩ Cam Tán (31).2- Do Thận âm suy tổn, hư hỏa bốc lên thì trong tai chảy mủ mầu đen lâu ngàykhông khỏi, đầu váng, tai ù, mạch Tế Sác.Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang (61) gia giảm. NHĨ DƯỠNGXuất xứ:Sách ‘Y Quán’.Là trạng thái Tai Ngứa. Tương đương dạng Viêm Tai do trực khuẩn hoặc thấpchẩn ở lỗ tai.Nguyên nhân:Thường do Can phong nội động, Thận hư hỏa vượng bốc lên gây nên.Chứng:Trong tai ngứa, ngứa chịu không nổi.Điều trị:Cố Thận, thanh Can, khứ phong, chỉ dưỡng (khỏi ngứa). Dùng bài Cứu DưỡngĐơn (08).Ngoại khoa: dùng Thục tiêu 12g, ngâm với 30ml dầu Mè, lấy một ít nhỏ vào tai. NHĨ LŨTai chảy mủ ở phía trước hoặc sau tai.Chảy mủ ra phía trước tai, đa số do tiên thiên. Phát ở sau tai thường do bệnh ở taiđiều trị không khỏi lâu ngày hóa mủ, vỡ ra gây nên.Gặp nhiều ở trẻ em.Tương đương chứng Viêm Tai Giữa Cấp Tính Có Mủ.Chứng:Trẻ nhỏ thường sốt cao, bỏ ăn, mạch nhanh, ra mồ hôi, có thể vật vã, co giật. Nơingười lớn thì sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu. Đau tai là dấu hiệu chính, đau dữ dội theonhịp đập, đau từng cơn, về đêm đau nhiều hơn nhất là khi nằm xuống, làm chobệnh nhân mất ngủ. Đau lan ra sau tai, nửa mặt, lên đầu. Trẻ nhỏ thường lắc đầu,khóc thét nhất là khi thay đổi tư thế đầu chạm vào tai.Trên lâm sàng, thường gặp ba loại sau:1- Thể Phong NhiệtChứng: Tai chảy mủ, đau, đầu đau, sợ gió, sốt, mạch Phù, Đại.Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng.Dùng bài Ngưu Bàng Giải Cơ Thang gia giảm (Đây là bài Ngưu Bàng Giải CơThang bỏ Huyền sâm, Thạch hộc, Bạc hà, thêm Xích thược, Ngân hoa, Cam thảo.Dùng Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh để thanh nhiệt, giải độc; Ngưu bàng, Kinhgiới sơ phong, thanh nhiệt; Đơn bì, Xích thược hoạt huyết, lương huyết; Sơn chi,Hạ khô thảo thanh nhiệt; Cam thảo tả hỏa, giải độc, điều hòa các vị thuốc (Trung YCương Mục).2- Can Kinh Nhiệt ĐộcChứng: Tai chảy mủ, đau nhức, miệng khô, khát, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Sáccó lực.Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng.Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (22, 23) gia giảm:(Đây là bài Long Đởm Tả Can thang bỏ Đương quy, Xa tiền tử, thêm Liên kiều,Dã cúc hoa. Dùng Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Dã cúc hoa, Liên kiều đểthanh nhiệt, giải độc; Mộc thông, Trạch tả thông lạc, khứ đờm, tiêu thủng; Sinh địatư âm, lương huyết (Trung Y Cương Mục).3- Chính Khí Suy Yếu, Khí Huyết Bất TúcChứng: Tai chảy mủ lâu không khỏi, mủ có mầu xanh, hôi, lưỡi trắng nhạt, mạchTế, Nhược.Điều trị: Bổ ích khí huyết, Phù chính, khu tà.Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang gia giảm: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật,Phục linh, Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Chích thảo, Nhục quế, Trần bì (Đâylà bài Thập Toàn Đại Bổ Thang bỏ Xuyên khung, thêm Trần bì. Dùng Đảng sâm,Hoàng kỳ, Bạch truật, Chích thảo để kiện Tỳ, bổ khí; Thục địa, Đương quy, Bạchthược tư âm, bổ huyết; Nhục quế ôn Thận, trợ dương; Thêm Trần bì để lý khí.Hoàng kỳ giúp cho Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo ích khí, bài nùng(Trung Y Cương M ục).

Tài liệu được xem nhiều: