Danh mục

Lý Thuyết Dược Học: CHỈ THỰC

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết dược học: chỉ thực, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Dược Học: CHỈ THỰC CHỈ THỰCXuất xứ:Bản Kinh.Tên gọi:Chỉ có nghĩa là tên cây, thực là quả, nên gọi là Chỉ thực.Tên Việt Nam:Trấp, Chấp, Kim quất, Khổ chanh, Chỉ thiệt, trái non của quả Trấp.Tên Hán Việt khác:Đổng đình, Niêm thích, Phá hông chùy, Chùy hông phích lịch (Hòa Hán dược khảo).Tên khoa học:Fructus ponciri Immaturi, Fructus aurantii ImmaturiHọ khoa học:Thuộc họ Cam (Rutaceae).Mô tả:Chỉ thực là quả trấp hái vào lúc còn non nhỏ của cây Citrus Hystric D.C cây nhỡ rậm lá, có gaidài. Lá đơn mọc so le, hình bầu dục, dài 7-10cm. Hoa năm cánh trắng, thơm. Quả có vỏ sù sì,màu vàng nhạt, vỏ dày, vị đắng nhiều hạt (Xem thêm Chỉ xác).Phân biệt:(1) Chỉ thực và Chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 cây của chi Citrus và Poncirus học Cam(Rutaceae) nhưng thu hái ở hai thời kỳ khác nhau. Chưa xác định được tên chính xác. Ở TrungQuốc còn dùng Chỉ thực hoặc Chỉ xác với nhiều cây khác nhau như cây Câu kết, Chỉ (Poncirustrifolia Raf), cây Hương viên (Citrus wilsonii Tanaka), cây Toàn đăng hay Câu đầu đăng, Bì đầuđăng (Citrus aurantium L) cây Đại đại hoa (Citrus aurantium L Var Amara Engl). Có nơi còndùng quả Bưởi non (Citrus grandis Osbeck) bổ đôi, phơi khô để làm Chỉ thực và Chỉ xác.(2) Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu, đó là quả nguyên đườngkính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấmnhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, cóvết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi là vết tích vòi nhụy đã rụng. Quảbổ đôi đường kính 1-1,5cm. Mắt cắt ngang có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ cócác túi tinh dầu lỗ chỗ, một lớp cùi màu gà vàng hoặc vàng nâu nhạt, hơi lồi lên, giữa là ruột màuđen nâu, có những múi hình tia nan hoa bánh xe. Có chất cứng chắc, vị đắng chát, mùi thơm nhẹ.Địa lý:Cây mọc hoang ở Nghệ Tĩnh, Cao lạng, Hà Bắc, Thanh Hóa.Thu hái, sơ chế: Vào tháng 4-6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non rụng dưới gốc cây thì đượcChỉ thực. Dùng quả có đường kính dưới 1cm thì để nguyên, quả có đường kính trên 1cm thì bổđôi theo chiều ngang, khi dùng rửa sạch đất bụi, ủ mềm, xắt lát hay bào mỏng, sao giòn.Phần dùng làm thuốc:Quả non rụng phơi khô.Mô tả dược liệu:Chỉ thực gồm các quả nguyên hình cầu và quả bổ đôi hình bán cầu. Quả nguyên đường kính 0,5-1cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có vết tích của cuống quả, bên phía đối diện có một chấm nhỏ lồi làvết tích vòi nhụy đã rụng. Quả bổ đôi đường kính 1-1,5cm. Mặt cắt ngang có một vòng vỏ quảngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có một vòng vỏ quả ngoài mỏng, màu nâu, sát vỏ có một túi tinhdầu lỗ chỗ, một lớp cùi màu ngà vàng hoặc vàng nâu nhạt, hơi lồi lên, giữa là ruột màu đen nâu,có những múi hình tia nan hoa bánh xe. Chất cứng chắc, vị đắng mát, mùi thơm nhẹ. Nếu loại vỏmỏng là Cẩu quất (quít). Dùng thứ quả gần chín, còn xanh vỏ, đã bổ đôi, cùi càng dầy càng tốt,mùi thơm, ruột bé trắng ngà, để lâu năm cứng chắc không ẩm mốc là tốt. Quả nhỏ, vỏ dày, trongđặc, chắc, nhiều thịt, nhỏ ruột không mốc, mọt là tốt. Thứ to nhiều ruột là xấu.Loại sản xuất ở Tứ Xuyên vỏ ngoài màu xanh lục, mặt trong màu trắng vàng, dày vỏ, cứng, mùithơm hơi đắng lá thượng phẩm.Loại sản xuất ở Giang Tây màu hơi đen có dạng nốt ruồi lồi lên, thịt nỏ dày cứng chắc, mùi nồngnặc cũng tốt. Loại sản xuất ở Giang Tô vỏ ngo ài mau xanh lục đậm, hơi vàng, thô hơn, chất nhẹ,mùi vị nhẹ, xấu hơn.Bào chế:Giấp nước vào cho mềm, moi bỏ các múi và hạt ở trong rồi xắt nhỏ phơi khô sao với gạo nếphoặc cám (rồi bỏ cám đi), có khi sao cháy tồn tính rồi tán bột.Cách dùng:Sao dòn có tác dụng tiêu tích, hạ khí, trừ đàm giúp tiêu hóa, sao tồn tính có tác dụng cầm máu.Chỉ thực để lâu năm càng tốt.Bảo quản:Để nơi khô ráo, tránh ẩm.Thành phần hóa học:+ Hesperidin, Neohesperidin, Naringin (R F Albach và cộng sự, Phytochemistry 1969, 8 (1):127).+ Synephrine, N-Methyltyramine (Hà Triều Thanh, Trung Dược Chí 1981, 12 (8): 345).+ Vỏ quả chứa chất dầu 0,469%, trong đó có a-Pinene, Limonene, Camphene, g-Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene (Nobile Luciano và cộng sự, C A 1969, 70: 31620b).Tác Dụng Dược Lý:. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng huyết áp do thành phần chủ yếu làNeohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản củatuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơichuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận,nhưng máu của động mạch đùi lại giảm (Trung Dược Học).+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuộtlang và thỏ, nhưng đối với chó đã được gây rò dạ dày và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấnlàm cho nhịp co bóp của ruột và dạ dày tăng. Đó cũng là cơ sở dược lý của thuốc dùng để trịchứng dạ dày sa xu ...

Tài liệu được xem nhiều: