Danh mục

Lý Thuyết Dược Học: HÀ THỦ Ô

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.91 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết dược học: hà thủ ô, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Dược Học: HÀ THỦ Ô HÀ THỦ ÔXuất xứ:Khai Bảo Bản Thảo.Tên gọi:Vị thuốc này trong bản thảo không có, vì ông Hà thấy ban đêm dlây quấn vào nhau như là giaohợp, họ Hà thấy vậy, đào rễ lấy củ ăn, nhờ thế mà khỏe mạnh, sau đó ngươí ta bắt chước ăn cũngthấy có hiệu quả, nên lấy người đầu tiên dùng nó mà gọi tên (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển).Tên khác:Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh (Bản Truyện), Trần tri bạch (Khai Bảo Bản Thảo), Đào liễu đằng(Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Sơn nô, Sơn ca, Sơn bá Sơn ông, Sơn tinh (Đồ Kinh Bản Thảo), Xíchcát (Đẩu Môn), Mã can thạch, Cửu chân đằng, Sang chửu (Bản Thảo Cương Mục), Hồng nội tiêu(Ngoại Khoa Tinh Nghĩa), Giao hành, Dã miêu, Kim Hương Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Chếthủ ô, Tiên Thủù Ô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Dây sùng bò, Dây sữa bò, Hà thủ ônam (Dược Liệu Việt Nam).Tên khoa học:Polygonum multiflorum Thunb. (Pteuropterus cordatus Turcz).Họ khoa học:Thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae).Mô tả:Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoàithân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm,rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng,màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xanhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dàihơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵnbóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng,nguyên.Địa lý:Mọc hoang nhiều ở Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Tuyên, miềnBắc Việt Nam.Thu hái, sơ chế:Thu họach khoảng tháng 8, đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi,phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 13o.Phần dùng làm thuốc:Rễ củ (Radix Polygoni multiflori). Loại rễ củ to đường kính trên 4 cm, khô, vỏ nâu sẫm, cứng đỏchắc, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt là tốtMô tả dược liệu:Rễ để nguyên hay cắt thành từng miếng lớn nhỏ không đều nhau. Loại nguyên hơi giống củkhoai lang lớn, mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm, đặc sắc. Mặt cắt ngang để lộ lớp bầnmàu nâu đỏ, mô mềm, vỏ màu nâu hồng có nhiều bột, giữa có gỗ hẹp, chất cứng, hơi nặng,không mùi, vị hơi chát (Dược Tài Học).Bào chế:a) Rửa sạch, ngâm nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại, đổ nước Đậu đen vào ngập (Cứ lkg Hàthủ ô thì cho 100g đậu đen nấu với 2 lít nước cho tới khi đậu đen nbừ nát) nấu cho tới khi gầncạn, nên đảo luôn cho chín đều). Khi củ trở nên mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có), xắt hoặc bào mỏng,rồi phơi khô, còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết, Nều đồ và phơi như thế cho được 9 lần(củu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nóng, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).b) Hoặc lấy Hà thủ ô đă cắt miếng, cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm một đêm, (cứ 10kg Hàthủ ô thì dùng 2,5 lít rượu). Ngày hôm sau bỏ vào nồi đồ 4 gíờ. Lấy ra phơi trong râm mát chokhô. Lại tẩm lại đồ 2 lần nữa là được. Miếng Hà thủù ô sê có màu nâu đen (Trung Dược Đại TừĐiển).c) Hà thủ ô (có thể trộn thêm với Hà thủù ô trắng) 2 vị bằng nhau, ngâm trong nước vo gạo 4ngày đêm, thay nước vo gạo hàng ngày. Xong vớt ra cạo vỏ bỏ đi lấy Dậu đen đăi sạch rồi chovào chõ, cứ một lượt Hà thủ ô thì một lớp Đậu đen. Đồ cho chín nhừ Đậu đen. Bỏ Đậu đen, lấyHà thủ ô phơi khô, phơi rồi đồ như vậy cho được 9 lần. Cuối cùng, lấy Hà thủ ô thái mỏng haybào phiến hoặc sấy khô hoặc tán bột (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Bảo quản:Để nơi khô râm.Thành phần hóa học:+ Có Lecithin 3,7%, các dẫn chất Oxymethylanthraquinone 1, 1-1,8%, chủ yếu có Rheiphenol,Đại hoàng tố, Rhein... Ngoài ra còn có chất bột 45%, chất béo 3, 1%, chất vô cơ 4,5% (TrungDược Học).+ Emodin, Chrysophanol, Physcion, Rhein, Chrysophanol anthrone (Hata K, và cộng sự – TạpChí Dược Học [Nhật Bản] 1975, 95 (2): 211).+ Resveratrol, 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside (Shigera Y, và cộng sự,C A, 1986, 105: 214090g).+ 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside 2”-O-Monogalloyl Ester, 2,3,5,4’ –Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside-3”-O-Monogalloyl Ester (Nonaka, G, và cộngsự, Phytochemistry 1982, 21: 429).+ Gallic acid, Catechin, Epicatechin, 3-O-Galloyl (-) –Catechin, 3-O-Galoyl (-) –Epicatechin, 3-O-Galoyl-Procianidin B2, 3,3’-di-O-Galoyl-Procyanidin B2 (Nonaka, G, và cộng sự,Phytochemistry 1982, 21: 429).+ b-Sitosterol (Nghiêm Quý Mẫn, Thượng Hải Đệ Nhất y Học Viện Học Báo 1981, (8): 123).Tác dụng dược lý:+ Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol máu, được chứng minh rõ trên mô hình gây Cholesterolcao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu Cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả,thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với Cholesterol (Tư Liệu Tham Khảo Tân Y học (l) 5-6,1972) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứngđộng mạch là do thuốc có thành phần Lecithin (Tư Liệu Tham Khảo Tân Y học (l) 5-6, 1972).+ Thuốc làm chậïm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơtim thiếu máu (Trung Dược Học).+ Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt. Hà thủ ô trắng có tác dụng tăngcường miễn dịch (Trung Dược Học).+ Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt gìa không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột cònnon tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm (Hiện ĐạiThực Dụng Trung Dược).+ Thuốc có tác dụng nhuận trường do dẫn chất Oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột(Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược, Nhà xuất bản Khoa học xuất bản năm 1965, tr.845-346).+ Hà thủ ô sống tác dụng nhuận trường mạnh hơn Hà thủ ô chín (Hiện Đại Thực Dụng TrungDược).6. Tác dụng kháng khuẩn và ...

Tài liệu được xem nhiều: