Danh mục

Lý Thuyết Dược Học: HƯƠNG NHU

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết dược học: hương nhu, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Dược Học: HƯƠNG NHU HƯƠNG NHUXuất xứ:Danh Y Biệt Lục.Tên Hán Việt khác:Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo ĐồKinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục) Hươngnhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanhlương chủng (Hòa Hán Dược Khảo) Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược HọcĐại Từ Điển), Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).Tên khoa học:Ocimum gratissmum Linn.Họ khoa học:Họ Hoa Môi (Lamiaceae).Mô tả:Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnhthân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọcđối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiềulông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thànhxim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa.Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7.Địa lý:Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thường gặp ở các bãi cỏ ven đường. Cây cònđược trồng ở đồng bằng và miền núi.Thu hái, sơ chế:Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi.Phần dùng làm thuốc:Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).Mô tả dược liệu:1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hìnhtrứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn,mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co,thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màunâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo,hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặtdưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâunhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồntại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).Bào chế+ Bỏ rễ, để cành lá, chặt đoạn, phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận).+ Khi cây nở hoa thu hái phơi âm can dùng (Bản Thảo Cương Mục).+ Dùng tươi: rửa sạch, vắt lấy nước, uống. Dùng khô: rửa sạch, thái khúc 2-3cm, phơi trong râm cho khô (Phương Pháp Bào ChếĐông Dược).Bảo quản:Để nơi khô ráo, thoáng mát.Thành phần hóa học:+ Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%,Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%, g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15%(Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).+ Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).Tác dụng dược lý:- Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lầnthứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành ĐôTrung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).- Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạdầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài1992, 15 (8): 36).- Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài1992, 15 (8): 36).- Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăngcường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dượcthông Báo 1973, (1): 44).- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩnthương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn(Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).Tính vị:+ Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).+ Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).+ Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).+ Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).+ Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Quy kinh:+ Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).+ Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).+ Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản ThảoKinh Giải).+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).+ Vào Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Tác dụng, Chủ trị:+ Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).+ Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau,ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).+ Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, ...

Tài liệu được xem nhiều: