Danh mục

Lý Thuyết Dược Học: ÍCH TRÍ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.87 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết dược học: ích trí, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Dược Học: ÍCH TRÍ ÍCH TRÍXuất Xứ:Bản Thảo Thập Di.Tên Khác:Ích trí nhân (Đắc Phối Bản Thảo), Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử (Khai Bảo BảnThảo), Trích Đinh Tử (Trung Dược Tài Thủ Sách).Tên khoa học:Alpinia oxyphylla Miq.Họ khoa học:Họ Gừng (Zinggiberaceae).Mô tả:Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5m. toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33cm,rộng 3-6cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa mầu trắng, có đốm tím. Quảhình cầu, đường kính 1,5cm, khi chín có mầu vàng xanh, hạt nhiều cạnh mầu xanhđen.Mọc hoang ở vùng rừng núi trung và thượng du Việt Nam nhưng vẫn phải nhập.Bộ phận dùng:Quả và hạt phơi khô (Fructus Alpiniae Oxyphyllae).Thu hái, chế biến:Thu hái vào tháng 7-8 khi quả chuyển từ mầu xanh sang vàng. Phơi hoặc sấy khô.Hạt to, mập là tốt.Mô tả dược liệu:Quả hình bầu dục, 2 đầu hơi nhọn, dài 20-24cm, đường kính 1,2-1,6cm. Vỏ mầunâu đỏ hoặc nâu xám, có 13-20 đường chỉ dọc nổi lên lồi lõm không đều, vỏ mỏng,hơi dẻo, dính sát với hạt. Hạt bó chặt với nhau, trong có màng mỏng chia thành 3múi, mỗi múi có 6-11 hạt. Hạt là 1 khối tròn dẹt không nhất định, có cạnh hơi tầy,lớn nhỏ chừng 0,4cm, mầu nâu xám hoặc vàng xám, đập vỡ thì bên trong mầutrắng, có chất bột (Dược Tài Học).Bào chế:+ Đập bỏ vỏ ngoài, lấy cát cho vào nồi sao to lửa cho nóng rồi cho Ích trí nhân vàosao cho vỏ phồng lên, có mầu vàng là được. Lấy ra, rây sạch cát, sẩy sạch, chỉ lấynhân. Trộn với nước muối (cứ 50kg Ích trí nhân dùng 1,4kg muối), lại sao qua, lấyra để nguội dùng dần. Không nên sao kỹ quá sẽ mất tinh dầu (Dược Tài Học).Bảo quản:Để chỗ khô ráo, râm mát.Thành phần hóa học:+ Trong Ích trí nhân có chừng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu làTecpen C10H16, Sesquitecpen C10H24 và Sesquitecpenancola, có chừng l,7 l%chất Saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).+ a-Cyperone, 1,8-Cineole, 4-Terpineol, a-Terpineol, b- Elemene, 1-Methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, a-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol, Zingiberol, a-Eudesmol, Aromadendrene (Vương Ninh Sinh, Trung Dược Tài 1991, 14 (6): 38).+ Gingerol Sankawa U. Igakuno Ayumi 1983, 126 (11): 867).+ Nootkatol (Shoji N và cộng sự, C A 1984, 101: 35960u).Tác dụng Dược lý:+ Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm gĩan mạch (TrungDược Học).+ Nước sắc Ích trí nhân cho uống 50mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụng chốngloét dạ dầy (Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990, 38 (11):3053).+ Nước sắc Ích trí nhân có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến (Giang Cẩm Bang, TrungQuốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (8): 492).+ Nước sắc Ích trí nhân có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạch tế bào(Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học, Q 1, Thượng Hải Khoa Học KỹThuật Xuất Bản 1986: 273).Tính vị qui kinh:+ Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).+ Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc).+ Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).Qui kinh:+ Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).+ Vào kinh Thủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang DịchBản Thảo).+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).+ Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).Tác dụng:+ Ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí (Bản Thảo Thập Di).+ Sáp tinh cố khí, làm uất kết khí được tuyên thông, ôn trung, tiến thực, nhiếp diênthóa, súc tiểu tiện (Bản Thảo Bị Yếu).+ Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố tinh, súc niệu (Trung Dược Học).Chủ trị:+ Chủ di tinh hư lậu, tiểu gắt (Bản Thảo Thập Di).+ Trị tiêu chảy, bụng đau do lạnh, nhiều nước dãi, di tinh, đái dầm, băng lậu(Trung Dược Học).Liều Dùng: Liều thường dùng: 4- 12g.Kiêng Kỵ:+ Huyết táo, có hỏa: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).+ Do nhiệt gây nên băng huyết, bạch trọc: không dùng (Bản Thảo Bị Yếu).+ Ích trí nhân vốn vị thơm, tính nhiệt, vì vậy những người đã sẵn táo nhiệt, hoặc cóhỏa chứng phải kiêng,,không nên dùng Ích trí nhân (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển).+ Táo nhiệt, âm hư, thủy kiệt, tinh ít: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:+ Trị khí của bàng quang suy yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều:Ích trí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ôdược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốcbột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi,lúc đói (Súc Tuyền Hoàn - Chu Thị Tập Hiệu phương).+ Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: dùngÍch trí nhân 80g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).+ Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích trí nhân,Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12g (Ích TríHoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).+ Trị xích trọc: Ích trí nhân 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng)320g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, ...

Tài liệu được xem nhiều: