Danh mục

Lý Thuyết Dược Học: KINH GIỚI

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.09 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết dược học: kinh giới, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý Thuyết Dược Học: KINH GIỚI KINH GIỚIXuất xứ:Ngô Phổ Bản Thảo.Tên khác:Giả tô, Khương giới (Biệt Lục), Thử minh (Bản Kinh), Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Nhấtniệp kim, Tái sinh đơn, Như thánh tán, Độc hành tán, Cử khanh cố bái tán, Tịnh giới (HòaHán Dược Khảo), Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cương Mục)Mô tả cây:Kinh giới là một loại cỏ, sống hằng năm, mùi rất thơm, cao 0,60 - 0,80m, thân vuông, phíagốc màu hơi tía, toàn cây có lông mềm ngắn. Lá mọc đối, lá dưới gốc không có cuống haygần như không có cuống, xẻ sâu thành 5 thùy, lá phía trên cũng không cuống, xẻ 3 đến 5thùy. Hoa tự mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt. Bông hoa dài 3 - 8cm,hoa nhỏ, màu tím nhạt. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài chừng 1mm, mặt bóng, màunâu.Địa lý:Cây Kinh giới (Schizonepeta tenuifolia) chưa thấy mọc ở Việt Nam. Ở nước ta chỉ mới thấytrồng loại Kinh giới Elsholtzia Cristata để ăn và làm thuốc.Thu hái:Vào mùa thu, lúc hoa nở bông còn xanh, nhổ cả cây phơi hay sấy khô gọi là toàn Kinh giới,nhưng có nời chỉ cắt hoa và cành, nếu cắt hoa phơi khô gọi là Kinh giới tuệ, nếu hái toàn câytrừ bỏ phần rễ thì gọí là Kinh giới.Bộ phận dùng làm thuốc:Toàn cây (Herba Schizonepetae). Thứ mầu tím nhạt, thân nhỏ, bông nhiều hoa dầy là tốt.Mô tả dược liệu:Cây thẳng đứng, hình trụ vuông, 4 mặt có rạch dọc, phần trên nhiều cành. Dài 50-100cm,đường kính 0,3-0,5cm. Ngoài mặt mầu tím nhạt. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy có tủymầu trắng. Lá mọc đối, phiến lá se, thùy nhỏ, dài. Đầu cành mọc hoa tự tán vòng, hình trụ,mầu lục, dài 6,6cm-10cm, đường kính 0,6cm. Mùi thơm, vị hơi chát, cay và mát (Dược TàiHọc).Bào chế:+ Bỏ tạp chất, rửa sạch, thái từng đoạn, phơi khô để dùng. Hoặc cho Kinh giới vào nồi,chảo, sao đen, phơi khô, để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).+ Chặt ngắn, phơi hoặc sấy nhẹ đến thật khô, hoặc sao cháy (Dược Liệu Việt Nam).+ Kinh giới thán: Lấy Kinh giới, cho vào nồi rang với lửa to cho thành mầu nâu đen nhưngcòn tồn tính. Rẩy nước vào, lấy ra phơi khô để dùng (Dược Tài Học).Bảo quản:Đậy kín, để nơi khô ráo (Dược Liệu Việt Nam).Thành phần hóa học:+ Trong Kinh giới có d- Menthone, Menthone, d- Limonene (Trung Dược Học).+ Trong Kinh giới Schizenepeta tenuifolia có chừng l,8% tinh dầu. Thành phần chủ yếu củatinh dầu này là d. Menton, một ít d. Limonen (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).+ Pulegone, Menthone, Isomenthone, Isopulegone, 1-Ethoxypentane, 3-Methylcyclohexanone, Benzaldehyde, 1-Octaen-3-Ol, 3-Octanone, 3-Octanol, Cymene,Limonence, Neomenthol, Menthol, Piperitone, Piperitenone, Humulene, Caryophyllene, bPinene, 3,5-Dimethyl-2-Cyclohexen-1-One, Ethenyl Dimhyl Bezene, Cineole, Carvone,Dihydrocarvone, Verbenone (Diệp Định Giang, Trung Dược Thông Báo 1985, 10 (7): 307).+ Schizonol, Schizonodiol (Oshima Y và cộng sự Planta Med, 1989, 55 (2): 179).+ Schizonol, Diosmetin, Hesperidin, Hesperetin-7-O-Rutinoside, Luteoline (Oshima Y vàcộng sự, Planta Med, 1989, 55)2): 179).+ Rosmaniric acid monomethyl ester, Schizoteuin A (Kubo M và cộng sự, C A 1993, 118:240923b).Tác dụng dược lý:+ Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Uống nước sắc Kinh giới có tác dụng tăng tuần hoàn ở phầnbiểu. Có báo cáo cho rằng nó có tác dụng hạ nhiệt (Trung Dược Học).+ Tác dụng cầm máu: Nước sắc Kinh giới có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu (TrungDược Học).+ Cầm máu (sao cháy thành than trên thực nghiệm thấy có tác dụng rút ngắn thời gian máuchảy và máu đông (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).+ Nước sắc và cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụïng hạ nhiệt nhẹ, an thần, làm gĩan cơ trongphế quản của chuột lang, chống dị ứng (Trung Dược Học).Tính vị:+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).+ Không độc (Biệt Lục).+ Tính hơi ôn (Trấn Nam Bản Thảo).+ Vị cay, the. Tính hơi ấm (Trung Dược Học).+ Vị cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).+ Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).Quy kinh:+ Vào kinh túc Quyết âm Can, phần khí (Bản Thảo Cương Mục).+ Vào kinh Phế, can (Lôi Công Bào Chích Luận).+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dương Đởm, túc Dương minh Vị (Bản Thảo HốiNgôn).+ Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).+ Vào kinh Phế và Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).Tác dụng:+ Phá kết tụ khí, hạ ứ huyết, trừ thấp tý (Bản Kinh).+ Trợ Tỳ Vị (Thực Liệu Bản Thảo).+ Lợi ngũ tạng, tiêu thực, hạ khí, tỉnh tửu [giải rượu] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).+ Tán hàn, giải biểu, thấu chẩn, chỉ huyết (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).+ Giải biểu, khứ hàn, tán nhiệt, chỉ huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).Chủ trị:Người bị chứng phong hàn ở biểu sợ lạnh sốt nóng, hoặc thời kỳ đầu của chứng sởi kiêmcảm mạo sợ lạnh. Người bị ngoại cảm mắt đỏ, họng đau, mụn nhọt sốt nóng sợ lạnh, cùngthổ huyết, chảy máu cam (sao đen sử dụng cầm máu) (Đông Dược Học Thiết Yếu).Cách dùng:+ Dùng vào thuốc thì thường dùng cả hoa, lá, cành cây phơi khô. ...

Tài liệu được xem nhiều: