Danh mục

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: Á MÔN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu lý thuyết kinh mạch và huyệt đạo: á môn, khoa học xã hội, tâm lý học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: Á MÔN Á MÔNTên Huyệt:Huyệt được coi là nơi (cư?a = môn) có tác dụng trị chứng câm (á), vì vậy gọi là ÁMôn.Tên Khác:Ám Môn, Hoành Thiệt, Thiệt Hoành, Thiệt Yếm, Thiệt Căn, Thiệt Thủng, YếmThiệt Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (T.Vấn 58).Đặc Tính:+ Huyệt thứ 15 của mạch Đốc.+ Hội của mạch Đốc với mạch Dương Duy.+ 1 trong nhóm huyệt ‘Hồi Dương Cứu Nghịch ‘: (Á Môn (Đc.15) + Dũng Tuyền(Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) + TháiKhê (Th.3)+ Trung Quản (Nh.12) và Túc Tam Lý - Vi.36).+1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Khổng’ (Phong Phủ (Đc.16) + Ngân Giao (Đc.28) + ÁMôn (Đc.15) + Não Hộ (Đc.17) và Trường Cường (Đc.1), là những huyệt liên hệvới Tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60).Vị Trí:Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0, 5 thốn. Nếukhông có chân tóc gáy, huyệt ở chỗ lõm giữa gáy, dưới huyệt Phong Phủ 0, 5 thốn.Phía dưới mỏm gai của đốt sống cổ 1.Giải Phẫu:Dưới da là gân cơ thang, cơ bán gai hoặc cơ rối to, cơ thẳng sau đầu to, màng độitrục sau, ống sống.Thần kinh vận động cơ do ngành sau của 3 dây thần kinh sống cổ trên và nhánhcủa dây TK sọ não số XI.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.Tác Dụng:Thông khiếu lạc, thanh thần chí, lợi cơ quan.Chủ Trị:Trị vùng gáy đau, cột sống cứng đau, chảy máu mũi không cầm, điêncuồng, mất tiếng đột ngột, câm, lưỡi cứng, lưỡi rụt, lưỡi teo, nói không rõ tiếng.Phối Huyệt:1. Phối Phụ Dương (Bq.59) + Thông Thiên (Bq.7) trị đầu nặng (Tư Sinh Kinh).2. Phối Quan Xung (Ttu.1) trị lưỡi cứng, khó nói (Châm Cứu Tụ Anh).3. Phối Phong Phủ (Đc.16) trị lưng đau như gãy (Châm Cứu Đại Thành).4. Phối Ế Phong (Ttr.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Nhĩ Môn(Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) trị câm điếc (Châm Cứu HọcGiản Biên).5. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đc.26) trị động kinh (Châm Cứu HọcThượng Hải).6. Phối Dũng Tuyền (Th.1) trị cấm khẩu do trúng phong (Châm Cứu Học ThượngHải).7. Phối Hưng Phấn + Nhân Trung (Đc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngốc khờ ( si)do di chứng tổn thương ở não (Châm Cứu Học Thượng Hải).8. Phối Cân Súc (Đc.8) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung(Đc.26) + Thân Mạch (Bq.62) + Yêu Dương Quan (Đc.3) trị phá thương phong [uốn ván] (Châm Cứu Học Thượng Hải).9. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đc.26) + Phong Long (Vi.40) trị động kinh(Châm Cứu Học Thượng Hải).10. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Ế Minh + Tích Tam Huyệt + Túc Tam Lý (Vi.36) trịnão kém phát triển (Châm Cứu Học Thượng Hải).11. Phối Ngư Tế (P.9) + Thiếu Thương (P.11) trị lưỡi cứng (Trung Hoa Châm CứuHọc).Châm Cứu:Châm thẳng sâu 0, 3 - 2 thốn. Mũi kim hướng tới phía miệng của người bệnh,ngang với trái tai. Không cứu.Ghi Chú:(Không châm quá sâu hoặc chếch lên trên vì phía trước là hành tuỷ, chạm vào hànhtuỷ có thể gây ngừng hô hấp hoặc ngừng tim tức khắc.(Nếu lỡ ngộ châm làm cho bệnh nhân câm, ngất, pHải dùng huyệt Nhân Trung(Đốc 26) để giải cứu, châm sâu 1 thốn, dùng thu? thuật đề tháp, vê, rung cán kimđể kích thích. Nếu không tổn thương bên trong thì người bệnh có thể hồi phụcđược nhưng nếu châm sâu quá không thể giải cứu được (Danh Từ Huyệt Vị ChâmCứu).*Tham Khảo:(”Huyệt Á Môn cấm không được cứu” - “Cứu huyệt này không thể làm cho ngườita bị khan tiếng” (Giáp Ất Kinh).(”Sách ‘Giáp Ất’ ghi: “Huyệt này nhập vào cuống lưỡi” vì vậy châm huyệt này cótác động đến vùng lưỡi, có tác dụng làm cho lưỡi chuyển động” (Trung Y CươngMục). •(”Không được châm sâu huyệt Á Môn” (Tuần Kinh).

Tài liệu được xem nhiều: