Danh mục

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: CƯU VĨ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 657.70 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Huyệt: Đỉnh xương ức giống như đuôi con chim ban cưu, huyệt ở tại vị trí này, vì vậy gọi là Cưu Vĩ (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Hạt Cán, Vĩ Ế. Xuất Xứ: Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ (LKhu.1) Đặc Tính: + Huyệt thứ 15 của mạch Nhâm. + Huyệt lạc nối với mạch Đốc. Vị Trí: Ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng, dưới mũi ức 0, 5 thốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: CƯU VĨ CƯU VĨ Tên Huyệt: Đỉnh xương ức giống như đuôi con chim ban cưu, huyệt ở tại vịtrí này, vì vậy gọi là Cưu Vĩ (Trung Y Cương Mục).Tên Khác:Hạt Cán, Vĩ Ế.Xuất Xứ:Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ (LKhu.1)Đặc Tính:+ Huyệt thứ 15 của mạch Nhâm.+ Huyệt lạc nối với mạch Đốc.Vị Trí:Ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng, dưới mũi ức 0, 5 thốn.Giải Phẫu:Huyệt ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng. Sau thành bụng là thùy gantrái.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.Tác Dụng:Định thần, làm dãn lồng ngực.Chủ Trị:Trị bụng trên đau, ngực đau tức, nấc, khó thở, động kinh, cuồng, tâm thần, suyễn.Phối Huyệt:1. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Thần Môn (Tm7) trị động kinh [ngũ giản ] (Thắng NgọcCa)2. Phối Trung Quản (Nh.12) + Thiếu Thương (P.11) trị ăn uống không vào, độngkinh (Châm Cứu Đại Thành)3. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) trịcuồng (Châm Cứu Học Thượng Hải).4. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Yêu Kỳ + Gian Sử (Tb.5) + Phong Long (Vi.40) trị bếchứng (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)Châm Cứu:Châm xiên, mũi kim hơi hướng xuống dưới, sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 10 - 15 phút.Ghi Chú: Châm sâu có thể vào gan gây chảy máu bên trong. TRUNG ĐÌNHTên Huyệt:Trung = ở giữa. Đình = cái sân. Huyệt ở bên dưới huyệt Đản Trung, bên trong cótạng Tâm được coi như cung đình. Vùng ngực được coi như sân đình. Huyệt ở giữacung đình và sân đình, vì vậy, gọi là Trung Đình (Trung Y Cương Mục).Xuất Xứ:Giáp Ất Kinh.Đặc Tính:Huyệt thứ 16 của mạch Nhâm.Vị Trí:Chỗ 2 bờ sườn gặp nhau thành 1 góc nhọn (nơi người không có mũi ức), trênđường dọc giữa xương ức.Giải Phẫu:Huyệt ở trước khớp thân xương ức và mũi ức hoặc góc 2 bờ sườn gặp nhau. Cógân cơ ngực to (bó ức và bó các cơ thẳng to), cân cơ thẳng to bám vào xương.Thần kinh vận động cơ do đám rối thần kinh nách và các dây thần kinh gian sườn.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.Chủ Trị:Trị ngực tức, ợ, nấc.Phối Huyệt:1. Phối Trung Phủ (P.1) trị nghẹn, ăn không xuống, nôn không được (Tư SinhKinh).2. Phối Du Phủ (Th.27) + Ý Xá (Bq.49) trị nôn mửa (Tư Sinh Kinh).Châm Cứu:Châm luồn kim dưới da hướng về phía bụng, sâu 0, 3 - 1 thốn. Cứu 5 - 15 phút.Ghi Chú: Xương ức rất mềm, nhất là trẻ nhỏvì vậy khi châm không được để kim thẳng góc với mặt da vì có thể xuyên quaxương vào bên trong. Châm vào xương sẽ gây cả m giác đau buốt.*Tham Khảo:“Trẻ nhỏ nôn sữa: cứu huyệt Trung Đình” (Sa Kinh Hợp Bích).

Tài liệu được xem nhiều: