Danh mục

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH ÂM KIỀU

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.93 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1- ĐẶC TÍNH - Là1 Biệt mạch của kinh túc Thiếu Âm, có nhiệm vụ đem tông khí của Thận (ở dưới) lên trên (nhập vào dưới mắt) (LKhu 17, 26). - Khi Doanh Khí hoặc Vệ khí của cơ thể mà Thực thì nó sẽ chuyển vào Kiều mạch (Linh Khu 17). - Thông quán ngũ tạng, chủ trị phần Lý (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết). - Giao hội với: + Túc Thiếu Âm Thận ở Chiếu Hải (Th 6), Giao Tín (Th 8). + Túc Thái Dương Bàng Quang ở Tinh Minh (Bq 1). 2- ĐƯỜNG...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH ÂM KIỀU MẠCH ÂM KIỀU1- ĐẶC TÍNH- Là1 Biệt mạch của kinh túc Thiếu Âm, có nhiệm vụ đem tông khí của Thận (ởdưới) lên trên (nhập vào dưới mắt) (LKhu 17, 26).- Khi Doanh Khí hoặc Vệ khí của cơ thể mà Thực thì nó sẽ chuyển vào Kiều mạch(Linh Khu 17).- Thông quán ngũ tạng, chủ trị phần Lý (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết).- Giao hội với:+ Túc Thiếu Âm Thận ở Chiếu Hải (Th 6), Giao Tín (Th 8).+ Túc Thái Dương Bàng Quang ở Tinh Minh (Bq 1).2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH- Bắt đầu từ vùng sau xương thuyền (h. Chiếu Hải - Th 6) phía trước mắt cá chântrong, qua h. Chiếu Hải (Th 6) lên phần cao nhất mắt cá chân trong (h. Giao Tín -Th 8), chạy dài theo mặt trong đùi và háng, nhập vào bộ sinh dục ngoài, vào bụng,chạy dài theo mặt trong ngực vào bên trong hố xương đòn ở h. Khuyết Bồn (V 12),đến sụn giáp (h. Nhân Nghinh - V9) lên mặt, vào xương gò má, đến khóe trong mắt(h. Tình Minh - Bq 1) và giao tiếp với kinh Thủ Thái Dương (Tiểu Trường), TúcDương Minh (Vị) và mạch Dương Kiều.3- BIỂU HIỆN BỆNH LÝ- Trong mắt đỏ, đau nhức, bắt đầu từ khoé mắt trong (‘Nhiệt Bệnh’ - TVấn.23).- Lưng đau, đau dẫn đến ngực, mắt mờ. Nếu nặng thì lưng như muốn gẫy ra sau,lưỡi bị cuốn lại (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.41).- Mắt cá chân ngoài trở lên bị yếu mềm (liệt), mắt cá chân trong trở lên bị co rút(Nan 29 - Nan Kinh).- Khí ở họng bị bế tắc, khí Bàng quang đau, trường phong hạ huyết, ăn vào thì ói,khó sinh đẻ, trong bụng bị tích, ruột sôi, thổ tả, đái dầm, táo bón, hôn mê, ợ hơi ởngực (Châm Cứu Đại Toàn).- Ngủ nhiều, vận động yếu, chi dưới tê cứng hoặc cơ bị teo (Trung Quốc ChâmCứu Học Khái Yếu).- Động kinh, chân tay co rút, đau ở bụng dưới, đau từ thắt lưng đến âm bộ, sán khí,lậu hạ (Châm Cứu Học Thượng Hải).- Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau, thoái vị bẹn, băng lậu, bịnh mắt, bàn chânlệch vào trong (Châm Cứu Học Việt Nam).4- ĐIỀU TRỊ- Châm huyệt Chiếu Hải [Th.6] (TVấn 23).- Châm huyệt Khích của Âm Kiểu là Giao Tín (Th 8) (Theo Tố Vấn Tập Chú) hoặcPhục Lưu (Th.7) theo ‘Tố Vấn Chú Phát Huy’.- Cách chung châm huyệt Chiếu Hải (Th.6) vì đây là giao hội huyệt của mạch ÂmKiều.Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise’ diễn giải nhưsau:Rối loạn bệnh lý của mạch Âm Kiều có thể do 3 loại:+ Do tuần hoàn của Tông khí bị trở ngại.+ Do kinh chính Âm bị thực.+ Do Nội thương.1- Do Tuần Hoàn Của Tông khí Bị Trở NgạiGây ra do rối loạn cục bộ. Trường hợp này, tà khí chỉ ở trong mạch Âm Kiều khikhí của kinh chính bị hư (LKhu 28).+Khi tà khí xâm nhập vào kinh Dương Minh ở má, nó vào phía dưới mắt, rồi thuộcvào khóe mắt trong ở huyệt Tinh Minh làm cho mắt trơn ướt. Nếu khí của mạchÂm Kiều không thông thì mắt sẽ không nhắm lại được (LKhu 17, 26).+Điều Trị: châm huyệt Tinh Minh (Bq.1) bên bệnh và huyệt Nhiên Cốc (Th.2),Chiếu Hải (Th.6) bên không bệnh. Cách châm này còn phải châm thêm huyệt GiảiKhê (Vi.41) để bổ cho khí của kinh Vị, nếu Vị khí hư.-Nếu do Thử tà gây ra, kèm theo triệu chứng ở trong cơ thể, phải châm huyệt TúcTam Lý (Vi.36). nếu kèm tiểu gắt, châm huyệt của mạch Âm Kiều và huyệt ĐạiĐôn (C.1) (LKhu 23, 60).-Nếu toàn mạch Âm Kiều bị bệnh sẽ gây ra đau vùng Thận lên đến cổ, mắt mờ.Nếu bệnh nặng thì lưng đau như gãy, lưỡi cong lại không thể nói được. Trườnghợp này, tà khí ở mạch Âm Kiều sẽ tự chuyển sang mạch Dương Kiều vì mạchDương Kiều vận hành ở vùng lưng và cổ.Điều Trị: châm huyệt Giao Tín (Th.8).2- Bệnh Lý Do Âm ThựcTrong trường hợp hay mơ, Âm bị thực vì Âm không vận hành. Phần Dương cũngthực vì nó không được phần Âm nuôi dưỡng. Để nuôi phần Dương, phần Âm phảimượn con đường của mạch Âm Kiều.Điều Trị: châm huyệt Chiếu Hải (Th.6) . nếu không hiệu quả, châm huyệt KimMôn (Bq.62).3- Bệnh Lý Do Nội ThươngThiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “Tâm là chủ của 5 Tạng, 6 Phủ. Mắt là nơi tụ của tôngmạch (Âm và Dương Kiều), là con đường vạng hành của thượng dịch... Khi tabuồn sầu, đau đớn, ưu tư thì sẽ làm động đến Tâm, Tâm động thì 5 Tạng, 6 Phủ sẽbị dao động, dao động sẽ làm cho tông mạch bị cảm, tông mạch bị cảm thì conđường của chất dịch mở ra, nước mắt nước mũi sẽ chảy ra “(LKhu 28, 21). Châmhuyệt Thiên Trụ (LKhu 28, 22).Phương pháp châm này giải thích được sự liên hệ giữa Âm Kiều Mạch, DươngKiều Mạch và kinh Túc Thái Dương. Châm huyệt Thiên Trụ (Bq.10) để kéo tôngkhí về kinh túc Thái Dương, để hỗ trợ cho tuần hoàn kinh khí. ...

Tài liệu được xem nhiều: