Danh mục

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: TÚC TAM LÝ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.35 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Huyệt: Tên hyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau: . Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mo?i. . Một số nhà chú Giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phu?: Đại Trường (ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý -Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: TÚC TAM LÝ TÚC TAM LÝTên Huyệt:Tên hyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau:. Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binhlính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mo?i.. Một số nhà chú Giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phu?: Đại Trường(ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý-Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy(Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).Tên Khác:Hạ Lăng, Hạ Tam Lý, Quỷ Tà, Tam Lý.Xuất Xứ:Thánh Huệ Phương.Đặc Tính:+ Huyệt thứ 36 của kinh Vị.+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.+ Huyệt quan trọng có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vịvà tất ca? các trường hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệthần kinh, bệnh áp huyết cao. Đây là huyệt có tá c dụng toàn thân.+ Huyệt đưa khí xuống phần dưới cơ thể.+ Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng đau.+ Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cư?u Châm’ có tác dụng nâng cao vàphục hồi Dương khí.+ Một trong ‘14 Yếu Huyệt’ của ‘Châm Cứu Chân Tu?y’ (NhậtBa?n) để nâng cao chính khí, trị bệnh dạ dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì khôngdùng huyệt này).Vị Trí:Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơcẳng chân trước, khe giữa xương chầøy và xương mác.Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ốngchân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.Giải Phẫu:Dưới da là cơ cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xươngchầy và xương mác, màng gian cốt.Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thầnkinh chầy trước.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.Tác Dụng:Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc - khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hưnhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.Chủ Trị:Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnhthuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.Phối Huyệt:1. Phối Bất Dung (Vi.19) trị khí tích (Tư Sinh Kinh).2. Phối Chương Môn (C.13) + Thái Bạch (Ty.3) trị dạ dày đau, ăn uống kém (TưSinh Kinh).3. Phối Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hiệp Khê (Đ.43) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhũ Căn(Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Ưng Song (Vi.16) trị vúsưng (Tư Sinh Kinh).4. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu(Th.7) + Xung Dương (Vi.42) trị chân liệt, dép rơi mà không biết (Tư Sinh Kinh).5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị thương hàn nhiều ngày mà khôngbớt sốt (Châm cứu Tụ Anh).6. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) trị hạ huyết, trường phong (Châm Cứu Tụ Anh).7. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phế Du (Bq.13) + Trung Độc (Đ.32) trị chứng nuy,có thấp nhiệt, có đờm, có khí suy, có huyết ứ (Châm Cứu Tụ Anh).8. Phối Huyền Chung (Đ.39) + Nhị Lăng (Âm Lăng Tuyền (Ty.9) và Dương LăngTuyền (Đ.34) ) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) trị đùi, gối đau (ChâmCứu Đại Toàn).9. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Lâm Khấp(Đ.41) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tay chân và mặt sưng phù,sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).10. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Quan Xung (Ttu.1) + Trung Quản(Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu khát (Châm Cứu Đại Toàn).11. Phối Bá Lao + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) +Thập Tuyên + Trung Quản (Nh.12) + Ủy Trung (Bq.40) trị cảm nắng, sốt cao, hoắcloạn, thổ tả (Châm Cứu Đại Toàn).12. Phối cứu Hành Gian (C.2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải(Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị phát bối, nhọt mọc ở vai, lưng(Châm Cứu Tụ Anh).13. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Hoàn Khiêu(Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Thị(Đ.31) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong bất tỉnh, đờm khò khè (Châm Cứu ToànThư).14. Phối Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.4) trị đi bộ thì đau nhức, đi đứng khókhăn (Ngọc Long Ca).15. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Độc Tỵ (Vi.35) + Tất Quan (Đ.33) trị đầugối đau (Châm Cứu Đại Thành).16. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì(Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu ĐạiThành).17. Phối Bá Lao + Chí Dương (Đc.9) + Công Tôn (Ty.4) + Trung Quản (Nh.12) +Uyển Cốt (Ttr.4) trị hoàng đản, tay chân đều sưng (Châm Cứu Đại Thành).18. Phối Công Tôn (Ty.4) + Thân Mạch (Bq.62) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân yếukhông có sức (Châm Cứu Đại Thành).19. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23) trị tai ù do hư chứng (Châm Cứu ĐạiThành).20. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phế Du(Bq.13) + Phong Môn (Bq.12) trị ho lâu ngày không khỏi (Châm Cứu Đại Thành).21. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn(Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) trị các chứng thổ huyết (Châm Cứu Đại Thành).22. Phối Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột(Nh.22) + Trung Quản (Nh.12) trị ho, suyễn (Châm Cứu Đại Thành).23. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) trị mai hạch khí (Châm Cứu ĐạiThành).24. Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung(C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị nhọt mọc ởlưng (Châm Cứu Đại Thành).25. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị nhọt mọckhắp cơ thể (Châm Cứu Đại Thành).26. Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) trị trong tai như ve kêu, lưng đau muốn gẫy (TịchHoằng Phú).27. Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) + Tam Gian (Đtr.3) + Thông Lý (Tm.5)trị mồ hôi ra khắp toàn thân (Loại Kinh Đồ Dực).28. Phối cứu Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kỳ Môn(C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phong Môn ...

Tài liệu được xem nhiều: