Mã đầu cầmTrong các làng mạc ở Mông Cổ, vẫn còn nhiều người đi hát dạo, vừa ca vừa đàn. Giọng ca ai oán não nùng. Tiếng đàn như khóc như than. Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa. Người Mông Cổ gọi cây đàn này là "Khil Khuua", ta tạm gọi là "Mã đầu cầm" (cây đàn đầu ngựa). Tương truyền: về phía bắc xứ Mông Cổ có một Thiên Miếu, người bản xứ gọi là "Bogdokure". Đây là một miếu để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mã đầu cầm Mã đầu cầm Trong các làng mạc ở Mông Cổ, vẫn còn nhiều người đi hát dạo, vừa ca vừa đàn.Giọng ca ai oán não nùng. Tiếng đàn như khóc như than.Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu conngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa. Người Mông Cổ gọi cây đàn này là KhilKhuua, ta tạm gọi là Mã đầu cầm (cây đàn đầu ngựa).Tương truyền: về phía bắc xứ Mông Cổ có một Thiên Miếu, người bản xứ gọi làBogdokure. Đây là một miếu để thờ trời. Muốn đến đây, người ta phải băngrừng lướt bụi bằng ngựa suốt bốn mươi ngày. Kế đến là ngọn Cấm Sơn mà ngườiMông Cổ gọi là Jasaktu Ui. Đây là một vùng hoang vu.Ở mấy thung lũng, thỉnh thoảng có 8 con ngựa đến ăn cỏ. Đó là những con thiênmã rất đẹp. Ngoài 7 con mập mạp, mạnh mẽ có một con lại gầy gò, nháy mắt đã đixa được ngàn dặm. Người Mông Cổ gọi là Jonung Khara Mori, ta có thể tạm gọilà con Thiên lý mã.Nhiều đêm, nhị thập bát tú sa xuống. Vừa đến mặt đất thì 28 vì sao ấy biến thành28 tướng trẻ tuổi mỹ mạo tuấn tú, mặc kim giáp kim bào. Hai mươi tướng ngồitrên ngựa. Còn tám tướng kia thì đi thẳng đến Cấm Sơn, rồi cưỡi tám con thiên mãđương ăn cỏ ở đấy. Bấy giờ, họ mới phi ngựa rong chơi khắp nơi. Rồi đến khi trờivừa hừng đông thì họ trở về trời, thành 28 vì sao như cũ. Và khi tối đến thì họ lạixuống trần gian.Một hôm, vị tướng trẻ tuổi chỉ huy trong 28 vì sao ấy cưỡi con Thiên lý mã đi dạo,bỗng gặp một cô thôn nữ duyên dáng xinh tươi, sinh lòng cảm mến. Rồi cả haicùng tha thiết yêu nhau.Cứ hàng đêm, chàng đến với nàng, chung gối giao đầu, âu yếm trong túp lều tranhđầm ấm của cô thôn nữ. Rồi khi vừng hồng sắp ló dạng thì chàng phi ngựa đi mấtđể nàng trơ trọi, cô quạnh phòng không.Một thời gian như thế, nàng tò mò hỏi quê quán, gốc gác thì chàng mỉm cười âuyếm, tìm mọi cách tảng lờ. Lòng nghi hoặc nên một hôm, nàng không ngủ, chờ lúcchàng lên yên đi thì nàng cũng rón rén lén bước ra ngoài, bắt ngựa đuổi theo. Vìgấp rút để về thiên đình cho kịp giờ trước trời sáng nên chàng không hay gì cả.Nhưng ngựa của chàng chạy quá nhanh, thoáng chốc người và ngựa đều biến mất.Nàng thôn nữ không đuổi theo kịp, đành thui thủi quay về.Tuy vậy, nàng cũng tìm được một ít sự thực về con ngựa khác thường này, nênmột hôm thừa lúc chàng ngủ say, nàng lẻn ra ngoài. Đến gần ngựa, nàng quan sátkỹ, thấy phía sau mỗi chân ngựa có một cánh nhỏ, lúc ngựa không chạy thì cánhxếp lại. Nàng mừng rỡ; và vì muốn giữ mãi người yêu bên cạnh mình nên nàng cắtlấy 4 cánh ấy.Cũng như thường lệ, trời vừa rạng đông, chàng trai trẻ lén trỗi dậy ra ngoài, lênyên phi ngựa về thiên đình. Nhưng lần này chàng lấy làm ngạc nhiên là ngựa chạyquá chậm. Trời sắp sáng mất, ngựa lại thở hồng hộc. Đến giữa một bãi sa mạcmênh mông, con thiên lý mã quỵ xuống và trút hơi thở cuối cùng.Vầng thái dương đã mọc rồi. Ngôi sao chàng đã tắt. Chàng không còn hy vọng trởvề thiên đình mà cũng không còn mong gì trở lại với người yêu để cùng âu yếmtrong túp lều tranh đầm ấm hôm xưa. Cô độc giữa bãi sa mạc, chàng buồn bã ômlấy xác ngựa. Nước mắt chàng rỏ xuống thân ngựa, bỗng nhiên con ngựa biếnthành cây đàn. Đầu ngựa là đầu đàn, đuôi ngựa là dây đàn. Chàng đưa tay nhẹ vuốtmấy dây, bật lên thành tiếng não nùng. Tiếng chàng thở than hòa với tiếng nãonùng ấy thành những lời ca cực kỳ ai oán.Chàng khóc tiếc quãng đời địa vị của chàng. Chàng khóc cái chết của con ngựaquý. Chàng lại khóc cho mối tình tan vỡ đối với nàng thôn nữ, người yêu tha thiếtđã vì quá yêu mà vô tình gây nên họa thảm, biết bao giờ được hàn gắn mối duyênxưa.Mã đầu cầm là một thiên tình sử bi đát của người Mông Cổ. Mà âm thanh của nóchỉ để phô diễn những nỗi sầu buồn tang tóc bất diệt của loài người.Nàng Ban, ả TạNàng Ban tức là Ban Chiêu, tự Huệ Cơ, con gái của Ban Bưu, em gái của Ban Cốđời Đông Hán (25-196).Sinh trong gia đình Nho họ, cha anh đều học thức tài giỏi. Ban Chiêu rất thôngminh, 13 tuổi đã giỏi thi phú. Đến tuổi cặp kê, Ban Chiêu sánh duyên cùng TàoThế Thức, cũng là một nhà nho lỗi lạc.Được 10 năm, Thế Thức chết, nàng thủ tiết thờ chồng. Nhà vua nghe danh nàngBan học rộng tài cao nên cho vời vào cung dạy các hoàng tử, cung phi. Ai cũngtôn trọng là bực thầy.Lúc bấy giờ, Ban Bưu đương làm quan tại triều, được vua cử soạn bộ Hán Thư.Nhưng làm chưa xong, Ban Bưu chết. Anh của nàng là Ban Cố được lịnh kếnghiệp cha, nhưng công việc chưa xong thì bị bạo bịnh rồi mất.Thấy cha và anh bỏ dở công việc, Ban Chiêu tâu xin nhà vua cho nàng được tiếptục biên soạn bộ Hán Thư. Vua Hòa Đế bằng lòng. Nàng được vào Đông quantàng thư để tiếp tục công việc biên soạn bộ Hán Thư mà cha và anh chẳng may bỏdở. Trong thời gian này, Ban Chiêu còn trứ tác tập Nữ giới gồm có 7 thiên.Danh tiếng của nàng càng lẫy lừng.Còn ả Tạ là nàng Tạ Đạo Uẩn, con nhà thế phiệt đời nhà Tấn (265-419).Tạ Đạo Uẩn lúc nhỏ đã thông minh, học rộng lại có tài biện luận. Nhân một hôm ...