Danh mục

Mã kép trong hình tượng Aureliano của Gabriel Garcia Marquez

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.63 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc sử dụng “mã kép” điêu luyện đã giúp Marquez xây dựng thành công hình tượng nhân vật đại tá Aureliano bất hủ. Con người này mang trong mình gần hết mọi dư âm của thời đại, những biến cố lớn lao của người dân Colombia, những điều đạt được và cả những gì chưa thể đạt được, nhưng trên hết dấy là một tâm hồn nhân văn vô hạn độ, người biết sống cho lí tưởng cao đẹp của cuộc đời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mã kép trong hình tượng Aureliano của Gabriel Garcia Marquez JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 3-15 MÃ KÉP TRONG HÌNH TƯỢNG AURELIANO CỦA GABRIEL GARCIA MARQUEZ Lê Huy Bắc Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Mã kép (double code) là một trong những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thuật ngữ được đưa ra lần đầu bởi nhà phê bình kiến trúc Hoa Kỳ Charles Jencks (1939– ). Ông cho rằng kiến trúc hậu hiện đại cần phải bao hàm trong nó mã kép. Đó chính là sự trộn lẫn giữa các phong cách bác học và đại chúng, cũ và mới, hiện đại và cổ điển... Nguyên tắc của việc tạo mã kép là nghệ sĩ phải bố trí sao đó để tính chất “kép” được thể hiện trong một sự vật hiện tượng và ngay cùng lúc. Đây cũng chính là những nguyên tắc nền tảng của “mã kép” trong văn chương. Văn chương hậu hiện đại sử dụng mã kép, một mặt làm tăng thêm tính biểu đạt cho hình tượng, mặt khác, quan trọng hơn là tạo nên cảm hứng mỉa mai (Irony) cho lời văn. Bản chất của việc sử dụng mã kép là để chế giễu những cái cũ, cái bảo thủ, không hợp thời, để ngăn ngừa những diễn ngôn tích cực đương đại có nguy cơ trở thành đại tự sự. Mã kép được sử dụng trong nhại, nhằm tăng hiệu quả “đối thoại” bên trong và ngoài văn bản, tăng sức mạnh đả phá những đại tự sự, tăng tính liên văn bản, tạo khoảng trống cho trường liên tưởng của người đọc, để họ xâm nhập sâu hơn vào bản chất của sự kiện, hình tượng trong văn chương hậu hiện đại. “Mã kép” của hậu hiện đại gồm chứa trong nó tính năng kép: vừa xác lập nghĩa và trường nghĩa của “mã”, đồng thời lại đưa ra cơ chế giải mã bằng cách “phi mã” thông qua việc chế giễu, mỉa mai những ý nghĩa vừa được thiết lập. Các cơ chế sinh nghĩa của văn bản hậu hiện đại đều được dừng ở mức độ “gợi” hoặc tạo đường “link”, thậm chí là siêu kết nối (hyperlink) để người đọc tự xác lập các trường nghĩa hoặc mỉa mai các trường nghĩa của mã. Roland Barthes cũng quan tâm đến “mã” trong tác phẩm văn học. Ông chia “mã” thành năm kiểu: mã văn hóa, mã giải thích, mã tượng trưng, mã kí hiệu, mã trần thuật. Quan niệm “mã” của Barthes vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa cấu trúc. Ông không cố định “mã” vào một nét nghĩa cứng nhắc như vốn có trước đó. Ông xem “mã” chỉ là những “trường liên tưởng”, là cách tổ chức siêu văn bản của 3 Lê Huy Bắc những nét nghĩa, liên quan đến “cách hiểu” của sự giải mã (tức người đọc) trước những khả năng liên kết tạo nghĩa nhất định. 2. Nội dung nghiên cứu Có thể khai thác mã kép ở bất kì tác phẩm văn chương hậu hiện đại nào. Từ truyện ngắn Lớp học của Donald Barthelme đến tiểu thuyết in năm 1986 Foe của M.J. Coetzee,... người đọc đều có thể thấy ngay cấu trúc này. Foe được lấy cốt truyện xoay quanh câu chuyện về Robinson Crusoe của Daniel Defoe. Câu chuyện được kể theo cái nhìn của Susan Barton, người tình cờ dạt lên đảo của Robinson vào thời điểm anh đang sống cùng Thứ Sáu. Có kết cấu của một truyện kể khung hệt như Robinson Crusoe. Khi trở về Anh quốc, Barton thuyết phục nhà văn Daniel Foe giúp bà kể lại câu chuyện phiêu lưu của mình dưới dạng truyện hư cấu. Tập trung chủ đề truyện và ngôn ngữ và quyền lực, cuốn tiểu thuyết bị các giới chức chính trị Nam Phi chỉ trích vì những vấn đề liên quan đến họ. Con gái của Susan Barton bị bắt cóc đưa sang Tân thế giới. Cô lên đường tìm con và bị lạc đến đảo của Robinson. Đặt chân lên bờ, Barton gặp Robinson, người lúc này dường như quên bẵng hết quá khứ của mình và Thứ Sáu không thể nói vì bị những ông chủ nô lệ trước đây cắt mất lưỡi. Cả ba sống nơi đó trong khoảng một năm trước khi được cứu thoát. Trên hành trình về lại Anh, Robinson qua đời. Chỉ còn Thứ Sáu với Barton về đến đại lục. Barton nỗ lực kể lại chuyện phiêu lưu của mình trên giấy nhưng bất lực trước ngôn từ. Do vậy, cô tìm gặp nhà văn Daniel Foe nhờ ông viết ra câu chuyện của mình. Nhưng giữa họ có mối bất đồng, Foe không đồng ý với những sự kiện phiêu lưu mà Barton đặc biệt yêu thích. Đặc biệt khi kể, ông nhấn mạnh những sự kiện phiêu lưu của Robinson hơn là của Barton. Thời gian sau, Foe trở thành người tình của Barton và thảm họa xảy ra với nhà văn. Ông mắc nợ, không còn nhiều thời gian cho công việc sáng tạo và năng lực viết sa sút. Câu chuyện của Barton dừng lại khi có một cô gái đến và nói cô chính là đứa con bị thất lạc của cô. Tính chất mã kép xuyên suốt câu chuyện ngay từ cái tên. Foe trong tiếng Anh có nghĩa là kẻ thù. Những cái tên đó là một “trích đoạn” từ cái tên của đại văn hào Defoe. Ta cũng chú ý tiếp đầu ngữ “de”. Trong tiếng Pháp đây là tiểu từ chỉ danh hiệu quý tộc (Jean de la Fontaint). Trong tiếng Anh, đấy là tiếp đầu ngữ chỉ sự đả phá, hủy bỏ, giải: Giải cấu trúc (deconstruction). “Defoe” hiểu theo nghĩa chiết tự có nghĩa là “giải hận”, ...

Tài liệu được xem nhiều: